Khởi kiện vụ án hành chính được pháp luật cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể thực hiện khi không đồng ý với một quyết định hành chính hay hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Theo đó, Tòa án xem xét đơn sau đó có thể thụ lý đơn hoặc trả lại đơn khởi kiện. Việc trả lại đơn khởi kiện được pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng.
Câu hỏi:
Xin chào luật sư, vùa qua UBND huyện có ra Quyết định thu hồi đất
đối với thửa đất của chị gái tôi để cho doanh nghiệp xây dựng làm xưởng sản
xuất. Tuy nhiên, chị gái tôi cũng như cả gia đình tôi không đồng ý đối với
quyết định này. Do chị gái tôi không có chồng con tôi thấy bất bình nên tôi đã
làm đơn khởi kiện tại Tòa án huyện. Nhưng khi nộp đơn thì Tòa án không nhận và
trả lại đơn khởi kiện . Vậy luật sư cho tôi hỏi, Tòa án có được trả lại đơn của
công dân không, những trường hợp nào được trả lại đơn khởi kiện. Tôi xin cảm
ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Hồng Thái, về vấn đề
của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Khi không đồng ý với một quyết định hành chính hay hành vi hành chính của
cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thì cá nhân,
cơ quan, tổ chức có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu giải quyết. Nhận và xem xét đơn
khởi kiện là thủ tục đầu tiên để Toà án xem xét có thụ lý vụ án hay không, bởi
vì không phải tất cả các trường hợp có đơn khởi kiện Tòa án đều thụ
lý giải quyết.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Có những
trường hợp do chưa đủ điều kiện để thụ lý, giải quyết thì Tòa án
phải trả lại đơn khởi kiện. Theo quy định của Luật Tố tụng hành
chính, Tòa án chỉ nhận đơn khởi kiện khi vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của
mình. Vì vậy, nếu Tòa án có căn cứ xác định rằng vụ việc không thuộc thẩm quyền
của mình thì sẽ từ chối thụ lý bằng cách “Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi
kiện”
Theo Điều 123, Bộ luật tố tụng hành chính 2015 thì những trường
hợp sau đây trả lại đơn khởi kiện:
- Người khởi kiện không có quyền
khởi kiện
- Người khởi kiện không có năng
lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ. Năng lực hành vi tố tụng hành chính được
quy định tại Điều 54, Bộ luật tố tụng hành chính 2015.
- Trường hợp pháp luật có quy
định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi
còn thiếu một trong các điều kiện đó.
- Sự việc đã được giải quyết bằng
bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
- Sự việc không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án
- Người khởi kiện lựa chọn giải
quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại
Điều 33 của Luật tố tụng hành chính 2015.
- Đơn khởi kiện không có đủ nội
dung quy định tại khoản 1 Điều 118 Bộ luật tố tụng hành chính 2015 mà không
được khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của luật này;
- Hết thời hạn được thông báo quy
định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên
lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn
nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính
đáng.
Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6248 (Nguồn Internet)
Căn cứ theo khoản 8,
Điều 3, Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện
vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định
kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi
chung là danh sách cử tri). Đồng thời Điều 5, Luật TTHC cũng quy định về Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp như sau:”Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền
khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình theo quy định của Luật này”.
Vì vậy, quyền khởi kiện vụ án hành chính là
quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình theo thủ tục do pháp luật quy định. Trong đó, chủ thể khởi kiện
hành chính phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 115 Luật Tố tụng hành
chính 2015, là phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng
hành chính. Cần khẳng định rằng: Quyền khởi kiện và chủ thể khởi kiện là hai yếu
tố gắn bó mật thiết với nhau. Quyền khởi kiện chỉ được thực hiện bởi một chủ thể
nhất định và chủ thể được thực hiện quyền khởi kiện khi lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm phạm. Như vây, nếu thiếu một trong hai yếu tố trên sẽ là căn cứ để
Tòa án không thụ lý vụ án và trả đơn khởi kiện theo điểm a khoản 1 Điều 123 Luật
Tố tụng hành chính 2015.
Theo đó, trong trường hợp của bạn Tòa án trả lại đơn là
đúng thẩm quyền do bạn không có quyền khởi kiện. Trong trường hợp này, quyền và lợi ích hợp pháp của chị gái bạn bị xâm phạm, vì thế chị gái bạn là người có quyền khởi kiện. Do đó, Tòa án trả lại đơn khởi kiện là đúng theo quy định của pháp luật.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Khánh Ly