(Ảnh Internet)
Một trong những hành vi bị nghiêm cấm được
quy định tại khoản 11 Điều 6 của Luật Nhà ở là “sử dụng căn hộ chung cư vào mục
đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư
theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh
doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh
hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy
định của Chính phủ”.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 4 Quy chế quản lý, sử dụng nhà
chung cư được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, “nhà chung cư phải được sử dụng đúng công năng, mục đích
thiết kế và nội dung dự án được phê duyệt”.
Căn cứ quy định nêu trên, căn hộ chung cư không được sử dụng
làm văn phòng hay bất kỳ mục đích nào khác mà không phải để ở.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 4 Quy chế
quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD
ngày 15/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, “nhà chung cư phải được sử dụng đúng
công năng, mục đích thiết kế và nội dung dự án được phê duyệt”.
Căn cứ quy định nêu trên, căn hộ chung cư không được sử dụng
làm văn phòng hay bất kỳ mục đích nào khác mà không phải để ở.
2. Chủ căn hộ hay người thuê phải nộp phạt vi phạm hành
chính?
Theo điểm b khoản 2 Điều 66 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày
27/11/2017 của Chính phủ, hành vi “sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không
phải để ở” bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Theo đó, nếu hợp đồng cho thuê giữa chủ căn hộ và các bạn xác
định rõ mục đích để ở, nhưng trong quá trình sử dụng các bạn lại làm văn phòng
giao dịch, các bạn đã vi phạm pháp luật về nhà ở và bị xử phạt với mức tiền nêu
trên.
Nếu hợp đồng cho thuê xác định mục đích để bên thuê làm văn
phòng giao dịch, hợp đồng này vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử
dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở:
Với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, và
trong trường hợp cụ thể mà bạn nêu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào
mục đích không phải để ở.
Cụ thể, Điều 77 của Nghị định này quy định thẩm quyền xử phạt
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng
chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản
3 Điều 3 Nghị định này”.
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp
TRÂN TRỌNG
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua tổng đài: 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Ngọc Châm
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!