Như đã nêu ở phần tiêu đề bài viết, đây là những câu hỏi mà rất nhiều độc giả thắc mắc, có rất nhiều tin nhắn gửi về công ty để nhờ tư vấn. Vậy biến động đất đai là gì? Việc đăng ký biến động đất đai có quan trọng không? Hãy cùng Luật Hồng Thái đi tìm hiểu về vấn đề này
I, Căn cứ pháp lý
Luật đất đai 2013
II, Nội dung
Chúng ta cần hiểu rõ khái niệm đăng ký đất đai là gì?
- Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
Như vậy thì việc đăng ký đất đai là lần đầu tiên chúng ta ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan vào hồ sơ địa chính. Còn đăng ký biến động sẽ được hiểu là quy trình đăng ký thay đổi thông tin mà chúng ta đã ghi nhận trong hồ sơ địa chính
Đăng ký biến động sẽ được cụ thể hóa qua điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 như sau:
“ 4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
….….
6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.”
Việc đăng ký biến động đất đai là bắt buộc khi chúng ta thực hiện một trong số những trường hợp mà pháp luật đã quy định.
- Vậy không thực hiện đăng ký biến động hay đăng ký biến động muộn hơn so với thời gian quy định thì sẽ bị xử phạt như nào?
Đối với trường hợp không đăng ký biến động đất đai trong hạn thì người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 17 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính như sau: Mức xử phạt từ 1.000.000 đến 10.000.000 triệu đồng.
Ngoài ra người vi phạm đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.
* Lưu ý: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Hồng Thái về vấn đề của bạn. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn có cái nhìn đầy đủ và toàn diện nhất về vấn đề trên. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335
Đức Toàn