Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự là một loại trách nhiệm dân sự và là một hình thức chế tài do Nhà nước quy định để áp dụng đối với các hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong một hợp đồng dân sự. Giống như trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng cũng xuất phát trên cơ sở có hành vi vi phạm các cam kết, thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng lại bao hàm nội dung riêng không giống với các trách nhiệm dân sự khác. Đó là việc khi mà các cá nhân, pháp nhân buộc phải thực hiện trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thì hoặc (1) các chủ thể này buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng; và (2) các chủ thể này buộc phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản cho các chủ thể bị vi phạm.
Bên
cạnh những đặc điểm chung như các trách nhiệm dân sự khác, trách nhiệm dân sự
do vi phạm hợp đồng dân sự có những đặc điểm riêng. Các đặc điểm riêng này để
phân biệt trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng với các loại trách nhiệm dân
sự khác. Đặc điểm của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có thể được phân
tích như sau:
Đặc
điểm 1:
Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là chế tài dân sự
Trách
nhiệm dân sự luôn thể hiện hình thức cưỡng chế của Nhà nước. Nhà nước quy định
trách nhiệm nhằm buộc các bên tham gia giao dịch dân sự nếu vi phạm các cam kết
sẽ phải ghánh chịu các chế tài theo quy định của pháp luật. Tính cưỡng chế trong
pháp luật dân sự được thể hiện thông qua việc cơ quan thẩm quyền dựa trên cam
kết và thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Quyết định mang tính chế tài của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ buộc bên vi phạm
chịu trách nhiệm bền bù thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Không
giống với các chế tài pháp lý khác như chế tài hình sự, hành chính, đặc điểm
của chế tài dân sự hoàn toàn màn tính chất tài sản thông qua việc bồi thường
thiệt (vật chất, tinh thần…) cho chủ thể bị vi phạm. Nhà nước quyết định tính
chế tài cho trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng nhằm đảm bảo sự ổn định và
lành mạnh trong các quan hệ hợp đồng dân sự. Việc đưa ra các biện pháp chế tài
nhằm ổn định các quan hệ hợp đồng dân sự.
Đặc điểm 2: Áp dụng đối với
chủ thể vi phạm hợp đồng
Trách nhiệm pháp lý là áp dụng đối với các chủ
thể vi phạm pháp luật thì một đặc điểm khác của trách nhiệm dân sự do vi phạm
hợp đồng là áp dụng đối với các chủ thể vi phạm các cam kết, thỏa thuận liên
quan đến hợp đồng hay nói cách khác là vi phạm các quy định của pháp luật dân
sự liên quan đến hợp đồng. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, các cam kết
trong hợp đồng dân sự có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia vào hợp đồng và cá nhân hoặc pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự là
những chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định này. Chủ
thể không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng dân sự bị coi là
vi phạm các quy định của pháp luật dân sự và phải chịu trách nhiệm dân sự theo
quy định của pháp luật dân sự.
Nếu một chủ thể không bị coi là vi phạm pháp
luật dân sự nói chung và hợp đồng nói riêng thì đương nhiên học sẽ
không phải chịu trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự chỉ phát sinh khi có sự
vi phạm hợp đồng . Việc xác định một hợp đồng có bị vi phạm hay không là một
việc làm quan trọng và cần thiết để xác định một chủ thể có vi phạm pháp luật
dân sự hay không và có bị áp dụng chế tài dân sự hay không. Trách nhiệm dân sự
là trách nhiệm của chủ thể vi phạm pháp luật, bị áp dụng các chế tài do pháp
luật quy định.
Đặc điểm 3: Được thực
hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi pháp luật cho phép
Đây là
đặc điểm mang tính hướng dẫn của pháp luật dân sự đối với các chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật dân sự. Sẽ chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật thụ lý và giải quyết các tranh chấp dân sự cũng như đưa ra
phán quyết về việc chủ thể nào sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp
đồng. Đặc điểm này có thể được hiểu là việc bắt buộc một bên không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết trong hợp đồng dân sự phải chịu trách
nhiệm dân sự và việc phán quyết sẽ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đảm trách.
Trong
một vụ án dân sự, việc thụ lý quy kết trách nhiệm dân sự cho các bên tham gia
vào giao dịch dân sự sẽ do Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định.
Sau khi có quyết định cuối cùng của tòa án, việc yêu cầu các bên đương sự thực
hiện đúng trách nhiệm dân sự của mình sẽ do cơ quan thi hành án cấp tương đương
thực hiện theo quy định của pháp luật. Khác với các quyết định hình sự do cơ
quan công an thực hiện hình phạt, các quyết định dân sự thường phụ thuộc nhiều
vào cơ quan thi hành án và thường không mang tính cưỡng chế cao. Việc quy định
chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có thẩm quyền phán quyết và đưa ra
các biện pháp áp dụng có liên quan đối với trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp
đồng dân sự cho thấy tính chất tối cao và nghiêm khắc của các quy định pháp
luật dân sự về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự.
Đặc điểm 4: Sử dụng một
số biện pháp chế tài nhất định do luật định để buộc người vi phạm phải chịu hậu
quả bất lợi
Bản
chất của pháp luật là mọi chủ thể khi thực hiện các hành vi mà pháp luật nghiêm
cấm sẽ chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật và xã hội, đảm bảo
được tính nghiêm khắc của các biện pháp.
Đặc điểm 5: Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp
đồng mang tính chất tài sản Về bản
chất, các quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu là các quan hệ mang tính chất tài
sản và quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản. Ví dụ, các quan hệ hợp đồng
mua bán, tặng cho…. Tính chất tài sản trong trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp
đồng dân sự thể hiện ở việc khi chủ thể vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu
cho người khác thì Tòa án buộc bên vi phạm phải bồi thường bằng chính tài sản
của mình cho bên bị vi phạm. Nguyên tắc của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp
đồng dân sự là nguyên tắc chịu trách nhiệm bằng tài sản mà không có hình thức
thay thế.
Tính
chất tài sản trong trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự thể hiện qua
việc chủ thể, bằng tài sản của mình, bồi thường tương ứng về giá trị thiệt hại
do hành vi của chủ thể đó gây ra. Trách nhiệm bồi thường bằng tài sản hoặc giá trị
vật chất là bắt buộc và là một đặc điểm của pháp luật dân sự. Đặc điểm này bảo
đảm trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự luôn luôn được giải quyết
bằng tài sản và giúp phân biệt với trách nhiệm pháp lý khác mà đặc điểm thực
hiện hoặc áp dụng chế tài không mang mang tính chất tài sản.
Đặc điểm 6:Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
trong hợp đồng tương ứng với nhau.
Trong
quan hệ của pháp luật dân sự, giữa các chủ thể tồn tại mối liên hệ quyền của
chủ thể tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia. Khi xác định trách nhiệm dân sự
do vi phạm hợp đồng, hành vi gây thiệt hại phải tương ứng với tính chất của sự
vi phạm. Trách nhiệm dân sự quy định đặc điểm mang tính chất đền bù tương đương
buộc bên vi phạm nhằm khôi phục tình trạng tài sản và xác lập lại các quyền,
lợi ích bị xâm phạm của người bị thiệt hại. Quyền của chủ thể này luôn tương
ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia.
Có thể kết luận: “Trách
nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là sự cưỡng chế của nhà nước buộc bên vi phạm phải
tiếp tục thực hiện đúng những nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành
vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra cho bên kia”. Trách nhiệm dân sự không chỉ
nhằm đền bù tổn thất đã gây ra mà còn bảo vệ các quyền là lợi ích hợp pháp của
các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự không bị xâm phạm bảo các hành vi
trái pháp luật.
Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương
Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự.
|
Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự
Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH.
Tháng 6/1998...
|
Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không?
Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
|
Quy định về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau:
|
Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực:
|
Án treo và điều kiện hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
|
Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình
|
Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội"
|
Thủ tục thay đổi họ tên
|
Quy định về thế chấp tài sản
Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm:
|