PHÁP LUẬT Góc luật sư
http://seatimes.com.vn/vao-toa-dua-tin-phai-co-the-nha-bao-quy-dinh-tut-hau-0192259.html
(Seatimes) "Việc vừa phải có thẻ nhà báo vừa phải có giấy giới thiệu đã tạo thêm một thủ tục hành chính. Khi thực hiện quy định này sẽ làm phóng viên mất đi tính chủ động khi tác nghiệp". Luật sư Nguyễn Hồng Thái nhận định.
TAND Tối cao vừa công bố Thông tư số 01/2014 do Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình ký ngày 28/4/2014 ban hành Nội quy phiên tòa, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/6/2014.
Ảnh minh họa
Nội quy phiên tòa vừa ban hành lần này được bổ sung thêm quy định mới về hoạt động thông tin, báo chí tại phiên tòa. Theo đó, nhà báo tham dự để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác cho thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa. Nhà báo phải chấp hành đúng hướng dẫn của thư ký phiên tòa hoặc lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa về khu vực tác nghiệp; chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa; tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy phòng xử án. Hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy trường hợp có thể bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án, bị bắt giữ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong Nội quy phiên tòa chính thức lần này, hoạt động tác nghiệp báo chí (ghi âm, ghi hình, chụp ảnh) chỉ được quy định chung chung là “chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, tuân thủ các quy định của pháp luật” (trong dự thảo ban đầu đề xuất trao quyền cho chủ tọa phiên tòa xem xét, quyết định).
Như vậy, với quy định tại thông tư này, phóng viên nếu chưa có thẻ nhà báo sẽ không được quyền tác nghiệp tại tòa. Thông tư gồm 6 điều và có hiệu lực từ ngày 16/6/2014.
PV Seatimes đã có cuộc trao đổi với một số luật sư về quy định trên. Theo luật sư Nguyễn Hồng Thái, Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp cho biết: “Theo tôi, quy định trên là không hợp lý, khi đối chiếu theo luật báo chí. Bởi vì, phóng viên tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác cho thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa.
Nhưng thường thư ký và chủ tọa xuất hiện là khai mạc luôn, vậy lúc nhà báo có mặt nhưng thư ký chưa ra, thư ký tiến hành kiểm tra căn cước thì lúc đấy sắp khai mạc phiên tòa rồi nên thời gian tối thiểu 15 phút trước giờ khai mạc là không ổn.
Thêm việc xuất trình giấy giới thiệu, như vậy vô hình chung hạn chế các quyền của các phóng viên. Giấy giới thiệu là để “chặt chẽ” hơn về mặt thủ tục, nhưng theo quan điểm của nhiều nhà báo, giấy giới thiệu chỉ nên bắt buộc trong trường hợp phóng viên chưa có thẻ nhà báo. Việc vừa phải có thẻ nhà báo vừa phải có giấy giới thiệu đã tạo thêm một thủ tục hành chính. Khi thực hiện quy định này sẽ làm nhà báo mất đi tính chủ động khi tác nghiệp.
Như vậy, nếu cơ quan báo chí nào mới thành lập dưới 3 năm thì phóng viên chưa thể có thẻ nhà báo, chưa thể tác nghiệp tại tòa trừ khi phóng viên đó chuyển công tác từ các báo khác sang. Điều này là rất khó khăn cho các báo mới thành lập.
Cùng quan điểm trên với luật sư Hồng Thái, luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng, Văn phòng luật sư Thái Hùng cũng chia sẻ ý kiến cá nhân về quy định trên: “Đó là quy định tụt hậu, khi áp dụng quy định này bản chất là tòa án cố tình gây khó dễ cho phóng viên, mặc dù theo luật thì xét xử công khai".
"Theo tôi, quy định đó là sự vô lý, gây cản trở, khó khăn cho việc tác nghiệp của các phóng viên báo chí, trái với quy đinh của luật báo chí khi được tham gia viết bài, được tự do ngôn luận, được tự do tham gia phiên tòa. Tôi cho rằng, văn bản trên cần sớm được bãi bỏ”. Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng nói.
Theo quy định của Luật Báo chí (sửa đổi, bổ sung năm 1999), nhà báo có quyền: Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam; hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ; Khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật; Khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật về báo chí; Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí; hưởng một số chế độ ưu tiên cần thiết trong hoạt động báo chí theo quy định của Chính phủ; Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
Khoản 3 Điều 28 quy định: “Người nào vi phạm các quy định về cung cấp thông tin, trả lời trên báo chí, thành lập cơ quan báo chí, phát hành, quảng cáo, họp báo, cản trở hoạt động báo chí, đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, làm hư hỏng phương tiện, tài liệu và các quy định khác của pháp luật về báo chí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Mọi thông tin phản hồi xin gửi về Luathongthai.com
Phóng viên không có thẻ nhà báo mất quyền tác nghiệp tại tòa
Đây là quy định tại thông tư số 03/2014 về ban hành nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vừa ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 16.6.2014.
|
Thêm một chủ tàu cá bị trình báo bị Trung Quốc tấn công
Tàu cá mang số hiệu QNg90567 về đến cảng cá trong tình trạng, thân tàu rạn nứt nhiều chỗ.
|
Luật không cấm người có bằng tại chức thi công chức, viên chức
|
Khó bố trí đủ nguồn tiền lương trong 1-2 năm tới
Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương, Chính phủ chưa trình Trung ương xem xét Đề án tiền lương. Tiền lương sẽ được điều chỉnh theo tình hình kinh tế – xã hội…
|
Quốc hội sẽ có Tổng thư ký
Theo Dự thảo luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sắp tới, sẽ có chức danh Tổng thư ký Quốc hội. Đây là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, thay thế cho chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và trưởng đoàn thư ký kỳ họp hiện nay
|
Tẩy chay "hàng Tàu", "hàng Thái" tấn công thị trường Việt
Sau những cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của hàng Trung Quốc, đặc biệt sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở Hoàng Sa, những làn sóng "tẩy chay hàng Tàu" đã bắt đầu trỗi dậy. Đây cũng là lúc hàng Thái bắt đầu "tấn công" thị trường Việt.
|
Sữa đồng loạt giảm giá sau khi bị áp giá trần
Trần giá sữa vừa được áp (ngày 1/6), nhiều hãng sữa đồng loạt giảm cả giá bán lẻ (sẽ áp dụng từ 20/6) với mức từ 40.000 đồng - 138.000 đồng/hộp.
|
Vụ kiện quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia và giành thắng lợi
Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Trọng tài quốc tế về Dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam, mà trực tiếp là UBND tỉnh Bình Thuận, đã vi phạm quy định của Hiệp định Thương mại song...
|
Bộ tài chính áp mức trần giá sữa
Để “dẹp loạn” giá sữa dành cho trẻ em, đang gây bức xúc cho người tiêu dùng, ngày 20/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã ký ban hành Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
|
Xe máy điện buộc phải đăng kí từ 1/6/2014
Bộ Công an vừa chính thức ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về việc mua bán, trao đổi, tặng các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô.
|