1. Đối tượng khiếu nại
Căn
cứ theo định nghĩa trên, thì đối tượng khiếu nại bao gồm Quyết định hành chính;
hành vi hành chính; và quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
–
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn
đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối
với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
–
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện
nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
–
Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc
quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Đối
tượng khiếu nại là căn cứ để giải quyết một vụ việc khiếu nại hành chính, nếu
không có đối tượng khiếu nại thì yêu cầu khiếu nại của người khiếu nại sẽ không
thể được giải quyết, vì vậy cần phải xác định được rõ đối tượng khiếu nại để
đảm bảo yêu cầu khiếu nại sẽ được giải quyết thỏa đáng.
Để
trở thành đối tượng khiếu nại, thì hành vi hành chính, quyết định hành chính
hoặc quyết định kỷ luật đó phải trái quy định của luật, xâm hại đến quyền, lợi
ích của công dân, tổ chức.
2. Chủ thể khiếu nại
Chủ
thể khiếu nại chính là những người có quyền khiếu nại bao gồm: công dân, cơ
quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
Một
người hoặc cơ quan, tổ chức muốn trở thành chủ thể khiếu nại thì phải có quyết
định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
trái pháp luật xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích của người đó, tổ chức
đó.
Nếu
người/tổ chức là đối tượng điều chỉnh của quyết định hành chính hoặc hành vi
hành chính, nhưng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó không xâm
phạm đến lợi ích của mình thì họ cũng không thể trở thành chủ thể khiếu nại.
Người
khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nếu người đó không có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ thì phải thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp.
3. Thời hiệu khiếu nại
Thời
hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết
được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bao gồm: Chủ tịch
UBND các cấp; thủ trưởng cơ quan thuộc sở hoặc tương đương; Giám đốc sở và cấp
tương đương; Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
chính phủ; Bộ trưởng; Tổng thanh tra chính phủ; Chánh thanh tra các cấp và Thủ
tướng chính phủ.
Thẩm
quyền giải quyết khiếu nại thể hiện rằng cá nhân, cơ quan tổ chức trực tiếp
giải quyết khiếu nại, nếu xác định không đúng thẩm quyền giải quyết khiếu nại
thì sẽ không được giải quyết khiếu nại.

Tư vấn pháp luật miễn phí 19006248
5. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu
Bước
1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại. Mẫu đơn khiếu nại mời quý khách tham khảo tại: Mẫu đơn khiếu nại mới nhất
2018
Bước
2: Thủ lý giải quyết khiếu nại
Trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không
thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng
văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển
khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ
lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Bước
3: Giải quyết khiếu nại
–
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối
với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá
45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
–
Trong thời hạn giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
phải tiến hành công việc sau:
+)
Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có
trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định
giải quyết khiếu nại ngay;
+)
Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác
minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp
hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có
trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu
nại.
–
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại
và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu
nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền
và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội
dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc
đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
Bước
4: Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
–
Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kết quả đối
thoại (nếu có), người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu
nại
–
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại,
người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết
khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải
quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan,
cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước
cùng cấp.
Trường
hợp sau khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà không được giải quyết hoặc đã
nhận được kết quả giải quyết khiếu nại nhưng người khiếu nại không đồng ý với
kết quả giải quyết có thể nộp hồ sơ giải quyết khiếu nại lần 2 theo quy định.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Đinh Dư
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Muốn xóa tên cháu khỏi sổ hộ khẩu gia đình làm như thế nào? Trong thực tiễn cuộc sống có rất nhiều trường hợp do con cháu là người hư hỏng, chời bời nên chủ hộ... |
Di chúc có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không? Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.... |