Cụ
thể, việc thống kê thực hiện trên quyết định ban hành nội quy tiếp dân của 33
tỉnh, thành và 7 bộ, ngành (các cơ quan và địa phương khác tạm thời chúng tôi
chưa tìm được văn bản). Trong các tỉnh có quy định không được ghi âm, ghi hình
khi chưa xin phép có hầu hết các TP lớn; còn các bộ, ngành chỉ có Bộ Tư pháp
không có quy định trên.
Riêng
trường hợp TP.HCM, ngày 9.1, ông Lê Văn Lộc, Phó trưởng ban Tiếp công dân TP, cho
biết: “Tiếp dân là hoạt động đối thoại công khai, minh bạch, giải quyết thấu
tình, đạt lý, do đó không có gì phải cấm ghi âm, ghi hình cả. Ở TP.HCM, không
nơi nào cấm chuyện đó”.

Bao nhiêu địa phương “cấm” công dân ghi âm, ghi hình? (ảnh minh họa)
Ghi
nhận trực tiếp tại nhiều buổi tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị TP.HCM và
thấy rằng việc ghi âm, ghi hình của người dân được tiến hành bình thường, không
bị cản trở; kể cả trong cả 3 buổi tiếp công dân Thủ Thiêm (Q.2) của Chủ tịch
UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vào tháng 10 - 11.2018. Tuy nhiên, tại Quyết
định 5022 ngày 26.9.2016 về nội quy tiếp công dân do Chủ tịch UBND TP ban hành
có quy định “không được tự ý sử dụng phương tiện ghi hình, ghi âm, chụp ảnh,
treo băng rôn, biểu ngữ khi chưa được sự cho phép của người có thẩm quyền”. Quy
định này thậm chí còn “ngặt” hơn quy định của Hà Nội, khi người dân phải đi tìm
hiểu xem “người có thẩm quyền” là ai.
Nếu
muốn hạn chế phải đưa ra Quốc hội
Liên
quan đến Quyết định số 12/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung
ký ban hành về Nội quy tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố, trong
đó có quy định “cấm” công dân ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp dân đã gây ra
nhiều tranh luận, sau đó ông Chung đã lên tiếng cho biết người dân có thể yêu
cầu ghi âm, ghi hình hoặc trích xuất camera gắn sẵn tại trụ sở tiếp dân, TS Lê
Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp,
cho rằng “giải pháp này cũng chỉ được thực hiện nếu người dân đồng thuận”.
“Đưa
ra quy định đó cũng là một cách, với điều kiện người dân tin việc ghi âm, ghi
hình của cơ quan tiếp dân là phản ánh khách quan, trung thực thông tin và người
dân chấp thuận. Nếu người dân không đồng thuận, họ vẫn có quyền ghi âm, ghi
hình, vì họ là một bên của quan hệ hành chính này”.
Về
việc có thể dựa vào “các hành vi bị nghiêm cấm” được quy định tại điều 6 luật
Tiếp công dân 2013 để đưa ra quy định không được ghi âm, ghi hình không, ông
Sơn cho rằng nội quy, quy chế có thể đưa ra các quy định buộc người dân phải
tuân thủ, không được phép làm. Nhưng quy định “chỉ được quay phim, chụp ảnh khi
được đồng ý” là không được phép vì đó là quyền công dân. “Chỉ được ghi âm, ghi
hình khi được phép” là một loại quy phạm pháp luật xác định quyền của người dân
có điều kiện. Việc hạn chế quyền của người dân, theo Hiến pháp, chỉ có thể được
quy định bởi luật, nghĩa là chỉ có Quốc hội được ban hành.
“Một
số người cứ nói quy định đó là cần thiết, rồi dẫn ra một số trường hợp quá
khích gí camera vào mặt cán bộ tiếp dân, hay cắt xén vào những mục đích không
đúng... đó cũng chỉ là ý kiến cá nhân. Nếu thấy quy định đó là cần thiết, hãy
đưa ra Quốc hội. Phải trên 50% đại biểu Quốc hội đồng ý thì mới có thể thành
luật. Hạn chế quyền của người dân không thể đưa vào văn bản của cơ quan hành
chính, cơ quan thi hành”, ông Sơn nhấn mạnh.
Nguồn:
internet
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Xử phạt thế nào với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần? Việc doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế trễ hạn đã bị cơ quan chức năng có thẩm quyền lập biên bản xử... |
Mức thu lệ phí hộ tịch trên địa bàn Hà Nội từ 1/1/2019 Kể từ ngày 1/1/2019, cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội khi làm thủ tục hành chính về hộ tịch... |
Xe không sang tên đổi chủ bị xử lý thế nào? Khi mua xe cũ, người mua có trách nhiệm làm thủ tục sang tên xe tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu quá... |
Những luật có hiệu lực từ 1/1/2019 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh Luật An ninh mạng ; Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung 11 luật có quy định liên quan đến quy... |