Câu hỏi: Xin chào luật sư, tôi có 1 số thắc mắc mong luật sư giải
đáp: Tôi có định mua mảnh đất thổ cư của người hàng xóm (giờ gọi là cô A).
Nhưng trong GCNQSDĐ của cô A ghi là Hộ bà A, thời điểm Nhà nước giao đất thì Hộ
khẩu cô A bao gồm: cô A, anh B, chị C (anh B và chị C là con cô A). Và hiện tại,
anh B đã chuyển hộ khẩu sang nơi khác. Vậy nếu cô A muốn chuyển quyền sử dụng đất cho tôi thì có cần
anh B, chị C ký vào hợp đồng chuyển nhượng hay không? Nếu cần thì anh B có thể ủy
quyền cho cô A thay mặt ký tên được không? Nếu ủy quyền được thì cần thủ tục
như thế nào?
Xin
chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Hồng Thái và Đồng Nghiệp.
Về câu hỏi của bạn,công ty Luật Hồng Thái và Đồng Nghiệp xin tư vấn và hướng dẫn
bạn như sau:
1/ Căn
cứ pháp lý.
- Luật
đất đai 2013.
- Bộ Luật
dân sự 2015.
2/ Giải quyết vấn đề ủy quyền chuyển nhượng quyền
sử dụng đất.
Căn cứ theo Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy
định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ.
29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân,
huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình,
đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng
đất”.
Theo đó, những thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm
giao đất thì những người có quyền sử dụng đất. Vì vậy, các thành viên
trong gia đình chị A đều có quyền quyết định chuyển nhượng quyền sử dụng
đất này và việc chuyển nhượng đất hộ gia đình cho bạn cần có chữ ký của cả 3
người hoặc một người đại diện ký tên nếu có văn bản ủy quyền.

Tổng đài tư vấn: 19006248 (24/7)
Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Sở hữu
chung của các thành viên gia đình có nội dung như sau:
“Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm
tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác
được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên
quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các
thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp
định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập
chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình
là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật
có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu
chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ
trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”
Như vậy, việc định đoạt tài sản là bất động sản, cụ thể là
quyết định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì cần có sự
thỏa thuận, đồng ý của các thành viên trong gia đình là người thành niên có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó, khi gia đình bà A chuyển nhượng quyền sử
dụng đất hộ gia đình thì cần các thành viên phải đủ 18 tuổi trở lên và có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ thỏa thuận và ký tên trên hợp đồng chuyển nhượng đất.
Trong tường hợp anh B ủy quyền cho cô A thay mặt ký tên thì phải có văn bản
ủy quyền giữa anh B và cô A.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ
thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia
của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp
luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân).
D.K