Xem
bói đầu năm là hành vi bị cấm
Theo Thông
tư 15/2015/TT-BVHTTD ngày 22/12/2015, mê tín dị đoan làm mê hoặc người
khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm:
- Cúng khấn
trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép.
- Lên đồng
phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi
cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa.
Chỉ
phạt người tổ chức xem bói để trục lợi
Xem bói là
một trong những hình thức của mê tín dị đoan. Do đó, pháp luật có những quy
định xử lý nghiêm khắc với người lợi dụng bói toán để trục lợi.
Cụ thể, theo
Điều 15 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP, các đối tượng này sẽ bị phạt tiền
từ 3 – 5 triệu đồng và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được.
Nếu đã bị xử
phạt hành chính mà còn vi phạm, người xem bói còn có thể bị xử lý hình sự về
tội Hành nghề mê tín, dị đoan theo Điều 320 của Bộ luật Hình sự 2015. Mức phạt là 10 - 100 triệu đồng, phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu có
thêm các tình tiết tăng nặng, mức phạt có thể lên đến 10 năm tù.
Dù có chế tài
xử phạt tương đối cụ thể với người tổ chức xem bói, nhưng pháp luật hiện hành
chưa có quy định nào về xử phạt người đi xem bói. Do đó, có thể hiểu, người đi
xem bói, trong đó có cán bộ, công chức sẽ không bị phạt hành chính
hay xử lý hình sự.
.jpg)
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Mức xử phạt đối với hành vi xem bói
Phạt
hành chính
Điều 15 Nghị
định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định chi tiết về mức phạt và cách
thức xử lý đối với hành vi bói toán để trục lợi. Cụ thể:
- Phạt tiền
từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
- Buộc nộp
lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi nêu trên.
Phạt
hình sự
Ngoài ra, tùy
theo mức độ, tính chất mà hành vi xem bói cho người khác có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự. Cụ thể, theo quy định tại Điều 320 Bộ
luật Hình sự 2015, có quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan.
Theo đó, hành
vi xem bói được cho là người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê
tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Cũng trong
điều này, pháp luật đã quy định về mức phạt đối với hành vi xem bói là:
- Bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
- Bị phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
- Nếu làm
chết người; Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; Gây ảnh hưởng xấu đến
an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
- Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Cán
bộ, công chức đi xem bói có bị kỷ luật?
Như phân tích
ở trên, cán bộ, công chức đi xem bói sẽ không phải chịu các chế tài xử phạt về
hành chính hay hình sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt sẽ bị kỷ
luật.
- Đi
xem bói trong giờ làm việc
Cũng giống
như trường hợp đi lễ hội, việc cán bộ, công chức đi xem bói trong giờ hành
chính bị nghiêm cấm. Nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật theo quy chế của từng cơ quan,
đơn vị.
-
Trường hợp cán bộ, công chức là Đảng viên:
Nếu là Đảng
viên đi xem bói, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức
khiển trách.
Nếu gây hậu
quả nghiêm trọng, bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có
chức vụ).
Nếu gây hậu
quả rất nghiêm trọng hoặc hành nghề bói toán nhằm trục lợi sẽ bị kỷ luật bằng
hình thức khai trừ.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu? Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc... |
Đã trúng tuyển nhưng muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự phải làm sao? Công dân đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nhập ngũ. Nếu muốn xin... |
Quy định mới về mức lãi suất khi chơi họ, hụi, biêu, phường từ 05/04/2019 Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ... |