Câu
hỏi:
Xin chào Luật
sư, con trai tôi 06 tuổi bị liệt chân từ nhỏ. Tôi xin
cho cháu học tiểu học. Do đi lại khó khăn nên cháu được cô giáo xếp cho ngồi
riêng một bàn. Tuy nhiên, các phụ huynh khác trong lớp không đồng ý, họ kiến
nghị chuyển con tôi sang lớp khác vì sợ con tôi làm ảnh hưởng đến các bạn trong
lớp. Vậy việc làm của họ có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn Luật
sư.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục Tư vấn luật. Về vấn đề của bạn
Luật sư Nguyễn Hồng Thái – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Người khuyết tật
- Nghị định
144/ 2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu
trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em
2. Nội dung
Thứ nhất, quyền được học tập của
người khuyết tật
Điều 27 Luật người khuyết
tật quy định về giáo dục đối với người khuyết tật như sau:
“1. Nhà nước
tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng
của người khuyết tật.
2.
Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn
so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển
sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả
năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo,
các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học
tập.”
NKT mặc dù có những khiếm
khuyết trên cơ thể, tuy nhiên cũng như bao công dân khác trong xã hội, họ cũng
có quyền được học tập – một trong những quyền hiến định quan trọng nhất mà Hiến
pháp của bất cứ quốc gia nào cũng ghi nhận.

Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Thứ hai, hành vi phân biệt đối xử
có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật
Căn cứ khoản 3 Điều
2 Luật người khuyết tật có quy định: .”Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ
chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật
vì lý do khuyết tật của người đó.” Theo như thông tin bạn cung cấp thì
các phụ huynh khác trong lớp không đồng ý, họ kiến
nghị chuyển con tôi sang lớp khác vì sợ con tôi làm ảnh hưởng đến các bạn trong
lớp
đã có sự phân biệt đối xử.
Điều 14 Luật người khuyết
tật năm 2010 quy định Những hành
vi bị nghiêm cấm bao gồm:
- Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
- Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
- Lôi kéo,
dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo
đức xã hội.
- Lợi dụng
người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật,
hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Người có
trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.
- Cản trở
quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.
- Gian dối
trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Theo đó, hành vi phân biệt, đối xử với
người khuyết tật là một trong những hành
vi bị nghiêm cấm. Do đó, đối với những người có hành vi này sẽ bị xử lý theo
quy định của pháp luật như sau:
Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/ 2013/ NĐ-CP của Chính
Phủ ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về
bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định như sau: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, con
trai bạn bị khuyết tật thì vẫn có quyền được học tập, được hòa nhập cộng đồng
và bình đẳng như với mọi người. Do đó, hành vi của các bậc phụ
huynh khác muốn kiến nghị chuyển lớp đối với học sinh khuyết tật là một hành
động kỳ thị, phân biệt đôi xử với người khuyết tật. Hành vi kỳ thị, phân biệt
đối xử với người khuyết tật là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi
phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu? Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc... |
Đã trúng tuyển nhưng muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự phải làm sao? Công dân đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nhập ngũ. Nếu muốn xin... |
Quy định mới về mức lãi suất khi chơi họ, hụi, biêu, phường từ 05/04/2019 Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ... |