Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Bài viết liên quan:
·
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không
có giấy chứng nhận
·
Trình tự thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai
Trả lời: (câu trả lời mang
tính chất tham khảo)
Căn cứ Luật đất đai 2013, việc phân loại tranh chấp đất đai có thể dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau như:
* Căn cứ theo mốc thời gian hoặc theo
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, các tranh chấp đất đai có thể phân theo tiêu chí về sở
hữu tư nhân hay công hữu.
* Căn cứ vào tính chất pháp lý và quan hệ pháp luật hiện nay của
tranh chấp đất đai:
- Tranh chấp về quyền
sử dụng đất:
+ Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những
vùng đất được phép sử dụng và quản lý
Loại tranh chấp này thường là do các bên sử dụng đất không thoả
thuận được với nhau hoặc là do một bên tự ý thay đổi ranh giới sử
dụng trong quá trình đất đai được chuyển nhượng qua tay nhiều người,
cho thuê, cho thuê lại, cũng có thể là do sai sót từ phía cơ quan nhà
nước trong quá trình đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ
thừa kế
Loại tranh chấp này phát sinh trong trường hợp người chết có
quyền sử dụng đất đai nhưng khi chết không để lại di chúc hoặc có để
lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp một phần hay toàn bộ mà các
đồng thừa kế lại không tự thoả thuận được với nhau nên khởi kiện ra
toà. Loại tranh chấp này có trường hợp có tài sản gắn liền với
đất, có trường hợp trên đất tranh chấp không có tài sản.
+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ
ly hôn giữa vợ và chồng
Quyền sử dụng đất có được trong thời kỳ hôn nhân do nhận chuyển
nhượng, được Nhà nước giao đất, được tặng
cho, khai hoang được Nhà nước thừa nhận hoặc được thừa kế. Khi ly hôn
hai người không tự thoả thuận được với nhau nên phát sinh tranh chấp.
+ Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất
Loại tranh chấp này phát sinh trong trường hợp trước đây người có
quyền sử dụng đất đã cho mượn, cho thuê nhà đất, cho ở nhờ nhưng nay
những người mượn, thuê, ở nhờ không chịu trả, hoặc do theo chính sách
pháp luật của Nhà nước đất đã được chia, cấp cho người khác nên nay
họ khởi kiện để đòi lại, hoặc đất đã được tặng cho nhưng nay vì nhiều lý
do khác nhau, người đã tặng cho đòi lại đất,...
+ Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng
kinh tế mới, giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường với các tổ
chức sử dụng đất khá
- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất:
Việc một
bên vi phạm, làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia hoặc một bên
không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình cũng phát sinh tranh chấp. Loại tranh chấp
này thường thể hiện ở các hình thức như:
+ Tranh chấp do việc thực hiện quyền sử dụng đất bị cản trở
Loại
tranh chấp này phát sinh khi một bên được Nhà nước công nhận quyền sử
dụng đất nhưng lại không thể sử dụng được do bị người khác cản trở.
+ Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá
trị quyền sử dụng đất
+ Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất
để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
Thông
thường đây là các tranh chấp liên quan đến mức độ và diện tích được
bồi thường do người sử dụng đất không thoả mãn với mức bồi thường.
Đây là tranh chấp giữa người đại diện chủ sở hữu (Nhà nước), người
được giao quản lý với người sử dụng đất. Loại tranh chấp này cũng
là loại tranh chấp điển hình và gay gắt.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn ảnh: Internet)
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất:
Các
tranh chấp này hiện nay diễn ra khá phổ biến, đặc biệt
là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi trồng
thủy sản, giữa đất
trồng cây hàng năm với đất trồng cây lâu năm, giữa sử dụng đất nông
nghiệp hoặc đất trồng cây lâu năm với đất thổ cư,...
trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất. Đây là
tranh chấp giữa người được Nhà nước giao quản lý với người được giao
đất.
Nhiều
khi, sự tranh chấp về quyền sử dụng đất dẫn đến những tranh chấp về địa giới
hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa hai tỉnh, hai huyện, hai xã
với nhau, tập trung ở những nơi có nguồn lâm thổ sản quý, có ý nghĩa quan trọng
trong việc phát triển KT - VH – XH (kinh tế - văn hóa – xã hội), ở vị trí dọc
theo các triền sông lớn, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới
nhưng là vị trí có tầm quan trọng. Đây là tranh chấp giữa những
người được Nhà nước giao quản lý đất đai.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: