Người dưới 16 tuổi điều khiển phương tiện giao thông phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình theo quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 46/2016/NĐ-CP "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt"
Bài viết liên quan:
·
Xảy ra tai nạn giao
thông phải xử lý như thế nào?
·
Trách nhiệm bồi thường
dân sự của người gây ra tai nạn giao thông
·
Cảnh sát giao thông có
quyền đánh người vi phạm giao thông không?
I) Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”
II) Nội dung
1. Điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông
Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông :
“1. Người lái xe tham gia
giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có
giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi
tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay
lái.
2. Người lái xe khi điều
khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với
người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm
định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều
55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”
Như vậy,
người lái xe tham gia giao thông phải là người đủ độ tuổi và sức khỏe quy định
tại Điều 60 của Luật giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp
với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
Căn cứ khoản 1 Điều
60 Luật Giao thông đường bộ 2008, quy định về độ tuổi của người lái xe như sau:
“1.
Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên
được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên
được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở
lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới
3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên
được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2
kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên
được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ
mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên
được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người
lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với
nam”
Trường
hợp không đủ tuổi để điều khiển các phương tiện giao thông như trên (đồng
nghĩa với việc chưa được cấp Giấy phép lái xe) thì người điều khiển phương tiện
giao thông đã vi phạm quy định giao thông đường bộ với lỗi vi phạm điều kiện về
độ tuổi, và
phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
2. Quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới:
Theo Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định
về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới:
“1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô,
xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển
xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng
đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô
tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn
máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô
tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn
máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô
và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi
vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng
đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô,
máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ
hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;
b) Người điều khiển xe ô tô,
máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe ô tô,
máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm
định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải
kiểm định).
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng
đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
b) Người điều khiển xe ô tô,
máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy
chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
c) Người điều khiển xe ô tô,
máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử
dụng dưới 06 (sáu) tháng.

Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn ảnh: Internet)
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng
đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới
175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe
hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái
xe bị tẩy xóa;
b) Có Giấy phép lái xe quốc
tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy
phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe
quốc gia.
6. Phạt tiền từ 1.200.000
đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển
xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.
7. Phạt tiền từ 4.000.000
đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh
từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng
không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu)
tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe
hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái
xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc
tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy
phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe
quốc gia.
8. Ngoài việc bị phạt tiền,
người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a
Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch
thu Giấy phép
lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa”
Như
vậy, người dưới 16 tuổi khi điều khiển phương tiện giao thông quy định tại
khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 sẽ không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo, cảnh cáo bằng văn bản và ra Quyết định xử phạt.
Mọi
vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi
số: 1900.6248
Huyền My
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: