I/ Quy trình thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia, công cộng:
I.1/ Các trường hợp thu hồi để phát triển kinh tế - xã hội do Trung tâm
Phát triển quỹ đất thực hiện: thu hồi đất để thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân
thành phố chấp thuận mà phải thu hồi đất, bao gồm:
- Dự án xây dựng công
trình sự nghiệp công cấp địa phương (Điểm a Khoản 3 Điều 62 Luật đất đai);
- Dự án xây dựng
kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương (Điểm b Khoản 3 Điều 62 Luật đất đai).
Dự án hạ tầng kỹ thuật thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu
hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở,
thương mại, dịch vụ sản xuất, kinh doanh (Điểm d Khoản 4 Điều 39 Luật đất đai);
- Dự án tái định cư, nhà
ở xã hội (Điểm c Khoản 3 Điều 62 Luật đất đai);
- Dự án xây dựng, chỉnh
trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn (Điểm d Khoản 3 Điều 62 Luật đất đai).
Dự án xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời
xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử
dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ sản xuất, kinh doanh (Điểm
d Khoản 4 Điều 39 Luật đất đai);
I.2/ Căn cứ thu hồi (Điều 63 Luật đất đai):
Việc thu hồi đất vì phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng phải dựa trên các căn cứ sau đấy:
- Dự án thuộc các trường
hợp thu hồi đất nêu trên (hoặc các dự án khác thuộc quy định tại Điều 61 và
Điều 62 của Luật đất đai mà cơ quan có thẩm quyền giao cho Trung tâm Phát triển
quỹ đất thực hiện tiểu dự án thu hồi, giải phóng mặt bằng);
- Kế hoạch sử dụng đất
hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Tiến độ sử dụng đất
thực hiện dự án.

Hotline 19006248
I.3/ Trình tự, thủ tục thu hồi (Điều 69 Luật đất đai):
- Bước 1: Xác
định chủ trương thu hồi đất và chuẩn bị hồ sơ địa chính: căn cứ các dự án
do Hội đồng nhân dân thành phố chấp thuận mà phải thu hồi đất, Trung tâm Phát
triển quỹ đất phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành khảo sát, điều
tra, thống kê sơ bộ trên cơ sở tài liệu hồ sơ địa chính và đề xuất quỹ đất dự
kiến thu hồi; dự thảo văn bản để Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân
dân Thành phố xem xét, chấp thuận chủ trương thu hồi tạo quỹ đất và giao Ủy ban
nhân dân quận, huyện cập nhật và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong kế
hoạch sử dụng đất hàng năm.
- Bước 2: Trình
chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng
đặc dụng: Trung tâm Phát triển quỹ đất thống kê diện tích đất lúa, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng trong khu đất dự kiến thu hồi; báo cáo Sở Tài
nguyên và Môi trường (phòng Kế hoạch – Tổng hợp) tổng hợp nhu cầu chuyển mục
đích sử dụng các loại đất trên trình Ủy ban nhân dân thành phố để báo cáo Bộ
Tài nguyên và Môi trường, thẩm định và trình Hội đồng nhân dân thành phố thông
qua trước khi Ủy ban nhân dân thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất
theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Đất đai và Khoản 2 Điều 68 của Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP.
- Bước 3: Xây
dựng, phê duyệt kế hoạch thu hồi đất; giao nhiệm vụ lập, thực hiện phương án
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Trung tâm Phát triển quỹ đất phối hợp
với Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát,
đo đạc, kiểm đếm để Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân thành phố
phê duyệt.
Nội dung kế hoạch phải bao gồm các nội dung theo Khoản 1 Điều 17 Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
Nội dung Thông báo thu hồi đất phải bao gồm các nội dung theo Khoản 2
Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
- Bước 4: Thành
lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: căn cứ kế hoạch thu hồi
đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; căn cứ quyết định chuyển mục đích sử
dụng đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.
- Bước 5: Thông
báo thu hồi đất: Trung tâm Phát triển quỹ đất (trong trường hợp được giao
làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng) hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo thu hồi đất theo
kế hoạch được duyệt đến từng người có đất, họp phổ biến và thông báo trên
phương tiện đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, địa điểm sinh
hoạt chung.
Mẫu Thông báo thu hồi đất: mẫu số 07 (ban hành kèm theo Thông tư số
30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Bước 6: Lập
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
+ Bước 6.1:
Trung tâm Phát triển quỹ đất hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phối
hợp với Ủy ban nhân dân xã triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra,
khảo sát, đo đạc, kiểm đếm để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp
trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Trung tâm Phát triển quỹ
đất hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phối hợp với Ủy ban nhân
dân xã, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã tổ chức vận động, thuyết phục
để người sử dụng đất thực hiện. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận
động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp thì trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu người sử dụng
đất tiếp tục không chấp hành thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành
quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và thực hiện cưỡng
chế theo quy định (trình tự theo điều 70 Luật đất đai).
+ Bước 6.2:
Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập và thực hiện
dự án tái định cư (theo Điều 85 Luật đai đai và Điều 26 Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ).
+ Bước
6.3: Trung tâm Phát triển quỹ đất (Ban bồi thường và Phòng Kế toán – Tài
chính) lập Dự án bồi thường giải phóng mặt bằng trình Sở Tài chính thẩm định và
phê duyệt.
Lưu ý: Các bước 6.1, 6.2, 6.3 cần thực hiện đồng thời với nhau; dự án tái
định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư nhưng phải đảm bảo có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
- Bước 7: Hoàn
chỉnh, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư; quyết
định thu hồi đất: Trung tâm Phát triển quỹ đất hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư có trách nhiệm lập phương án phương án bồi thường, hỗ trợ
tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân xã tổ chức lấy ý kiến về phương án
(tổ chức họp trực tiếp với người dân và lập biên bản có xác nhận của đại diện
Ủy ban nhân dân xã, đại diện Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện
những người có đất thu hồi; niêm yết công khai phương án tại trụ sở Ủy ban nhân
dân xã, địa điểm sinh hoạt chung).
Trung tâm Phát triển quỹ đất hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến
đồng ý, không đồng ý, ý kiến khác đối với phương án; phối hợp Ủy ban nhân dân
xã tổ chức đối thoại với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý với phương án;
hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền (cơ quan tài nguyên và môi
trường) trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền(*) phê duyệt phương án và
ban hành quyết định thu hồi đất (hai quyết định này trong cùng một ngày).
Lưu ý:
v Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp của
người dân trong khu vực có đất thu hồi ít nhất 20 ngày, kể từ ngày niêm yết.
v Khoản cách thời gian từ Bước 3 (thông báo thu hồi
đất) đến thời điểm ban hành quyết định thu hồi đất không được sớm hơn 90 ngày
đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
v Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải bao
gồm các nội dung chủ yếu quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
v (*) Thẩm quyền thu hồi đất được quy định theo
Điều 66 Luật đất đai.
- Bước 8: Đăng ký
kế hoạch vốn hàng năm: Trung tâm Phát triển quỹ đất (Phòng Kế toán –
Tài chính) đăng ký kế hoạch vốn hàng năm với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban
nhân dân thành phố giao kế hoạch vốn (trên cơ sở danh sách dự kiến chi bồi
thường, giải phóng mặt bằng trong năm của Ủy ban nhân dân quận, huyện).
- Bước 9: Tổ chức
thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án được duyệt:
+ Bước 9.1: Trung tâm Phát triển quỹ
đất hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phối hợp với Ủy ban nhân
dân xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, địa điểm sinh hoạt
chung; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu
hồi (ghi rõ mức, thời gian, địa điểm bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất
tái định cư (nếu có) và thời gian ban giao đất cho Trung tâm Phát triển quỹ đất
quản lý); tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo
phương án được duyệt. Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất thì
chuyển sang Bước 9.2.
+ Bước 9.2: Trung tâm Phát triển quỹ
đất hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phối hợp với Ủy ban nhân
dân xã, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã tổ chức vận động, thuyết phục
để người sử dụng đất thực hiện. Trường hợp sau khi vận động, thuyết phục mà
người sử dụng đất vẫn không bàn giao đất thì trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và thực hiện việc cưỡng chế
theo quy định (trình tự thực hiện do Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện theo
Điều 71 Luật đất đai; thành phần Ban thực hiện cưỡng chế theo quy định tại
Khoản 3, Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ).
Lưu ý:
v Thời gian chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có
đất bị thu hồi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất có hiệu
lực thi hành. Quá thời hạn nêu trên thì phải thanh toán thêm một khoản tiền
bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền
chậm trả và thời gian chậm trả (theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 93 Luật đất
đai).
v Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi
thường, hỗ trợ theo phương án được duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi
vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước (theo quy định tại Khoản 3 Điều 93
Luật đất đai).
v Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo
quy định tại Điều 30 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
v Việc ứng vốn để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Quỹ phát
triển đất thực hiện ứng vốn cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng tạo quỹ đất sạch để giao đất, cho thuê đất thực hiện theo quy chế mẫu
(theo Khoản 4, Điều 30 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính
phủ).
v Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
được quy định theo Điều 31 và Điều 32 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014
của Chính phủ.
- Bước 10: Quản
lý đất đã được giải phóng mặt bằng: Trung tâm Phát triển quỹ đất hoặc Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm và biện pháp quản lý đất
đã được giải phóng mặt bằng (theo Khoản 4 Điều 69 Luật đất đai).
Thời hiệu khởi kiện đối với một số tranh chấp dân sự | | (Số lần đọc 203) Khái niệm thời hiệu được hiểu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Theo quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) 2015, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 có quy định rõ về việc căn cứ áp dụng thời hiệu như sau: “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự” (khoản 1 Điều 184). Theo đó, thời hiệu khởi kiện sẽ được thực hiện căn cứ theo quy định của BLDS 2015. Mặt khác, tại khoản 4 Điều 4 của Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán đối với việc áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính có quy định: “Từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”. Nội dung điều khoản trên cho thấy, việc giải quyết các tranh chấp dân sự mà có quy định riêng về thời hiệu thì chúng ta sẽ áp dụng theo luật chuyên ngành cho từng lĩnh vực cụ thể của tranh chấp đó, nếu không có sẽ áp dụng quy định chung tại BLDS. Hiện nay, vấn đề thời hiệu khởi kiện đối với mỗi lĩnh vực lại tồn tại một luật khác nhau quy định. Bài viết dưới đây mình sẽ tổng hợp về thời hiệu khởi kiện của một số tranh chấp dân sự để mọi người tiện theo dõi. STT | LĨNH VỰC TRANH CHẤP | THỜI HIỆU KHỞI KIỆN | CĂN CỨ PHÁP LÝ | 1 | Tranh chấp về hợp đồng | 03 năm: kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. | Điều 429 BLDS 2015 | 2 | Tranh chấp thương mại | 02 năm: kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này. | Điều 319 Luật thương mại 2005 | 3 | Tranh chấp vận chuyển hàng không | - Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển đối với thiệt hại xảy ra cho hành khách, hành lý, hàng hóa là: 02 năm kể từ ngày tàu bay đến địa điểm đến, ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc từ ngày việc vận chuyển bị chấm dứt, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn nhất. - Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba ở mặt đất là: 02 năm, kể từ ngày phát sinh sự kiện gây thiệt hại. - Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển đối với thiệt hại xảy ra cho hành khách, hành lý, hàng hóa là: 02 năm, kể từ ngày tàu bay đến địa điểm đến, ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc từ ngày việc vận chuyển bị chấm dứt, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn nhất. | Điều 174, 186 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 | 4 | Tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh | 05 năm: kể từ khi sự việc xảy ra. | Khoản 3 Điều 80 Luật Khám chữa bệnh 2009 | 5 | Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm | 03 năm: kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp. | Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 | 6 | Tranh chấp về giao dịch các công cụ chuyển nhượng | - Người thụ hưởng có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người bảo lãnh, người chuyển nhượng, người chấp nhận yêu cầu thanh toán số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này trong thời hạn: ba năm, kể từ ngày công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán. - Người có liên quan bị khởi kiện theo quy định tại Điều 76 của Luật này có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng trước mình, người bảo lãnh, người chấp nhận về số tiền quy định tại Điều 52 của Luật này trong thời hạn: hai năm, kể từ ngày người có liên quan này hoàn thành nghĩa vụ thanh toán công cụ chuyển nhượng. - Trường hợp người thụ hưởng không xuất trình công cụ chuyển nhượng để thanh toán đúng hạn theo quy định tại Điều 43 và Điều 69 của Luật này hoặc không gửi thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 50 của Luật này thì chỉ có quyền khởi kiện người chấp nhận, người phát hành, người ký phát, người bảo lãnh cho người bị ký phát trong thời hạn hai năm, kể từ ngày ký phát công cụ chuyển nhượng. | Điều 78 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 | 7 | Tranh chấp lao động | - Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. - Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. | Điều 202, 207 Bộ luật lao động 2012 | 8 | Tranh chấp về môi trường | Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác. | Khoản 3 Điều 162 Luật bảo vệ môi trường 2014 | 9 | Tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa | - Thời hiệu khởi kiện về chất lượng sản phẩm, hàng hóa giữa người mua với người bán hàng được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. - Thời hiệu khởi kiện về chất lượng sản phẩm, hàng hóa giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được thực hiện theo quy định của Luật thương mại. - Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường do sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường là: + 2 năm: kể từ thời điểm các bên được thông báo về thiệt hại với điều kiện thiệt hại xảy ra trong thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa có ghi hạn sử dụng; + 5 năm: kể từ ngày giao hàng đối với sản phẩm, hàng hóa không ghi hạn sử dụng. | Điều 56 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 | 10 | Tranh chấp hàng hải | - Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa là 01 năm kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng. - Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến là02 năm kể từ ngày người khởi kiện biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm. - Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường tổn thất do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý là 02 năm. - Thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc liên quan đến hợp đồng thuê tàu là 02 năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. - Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp. - Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng môi giới hàng hải là 02 nămkể từ ngày phát sinh tranh chấp. - Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp. - Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng cứu hộ hàng hải là 02 nămkể từ ngày kết thúc hành động cứu hộ. - Thời hiệu khởi kiện về tai nạn đâm va là 02 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn. - Thời hiệu khởi kiện về việc đòi hoàn trả số tiền quá mức quy định tại khoản 4 Điều 287 của Bộ luật này là 01 nămkể từ ngày trả tiền bồi thường. - Thời hiệu khởi kiện về tổn thất chung là 02 năm kể từ ngày xảy ra tổn thất chung. Thời gian tiến hành phân bổ tổn thất chung không tính vào thời hiệu khởi kiện về tổn thất chung. - Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp. | Điều 169, 195, 214, 219, 241, 246, 290, 297, 336 Bộ luật hàng hải Việt nam |
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG! Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân). K.L Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi: - Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Những hình phạt cực nghiêm khắc ở nước ngoài đối với lái xe say rượu gây tai nạn Mặc dù các nước đều có khuyến cáo khi đã uống rượu bia thì không lái xe, nhưng mỗi quốc gia lại có... | Xử lý ra sao vụ nạn nhân bị giật đồ, dùng ô tô truy bắt làm tên cướp tử vong? Mới đây, tại TP.HCM xảy ra một vụ cướp hết sức hi hữu khi mà trong quá trình truy đuổi, xe ô tô của... | Nạn bạo lực học đường và những cái chết đau lòng Liên tiếp xảy ra các trường hợp bạo lực học đường nhiều học sinh bị bạn đánh nhập viện cấp cứu, thậm... |
|