Bộ GTVT đang lấy ý kiến về xử phạt với tài xế vi phạm nồng độ cồn mức 30-40tr và tước giấy phép lái xe 22-24 tháng, theo ông mức xử phạt này có phù hợp? Cần có chế tài xử phạt như thế nào để đủ tính răn đe đối với tài xế?
Bài viết liên quan
Với đề xuất tăng mức phạt đối với lái xe uống rượu
bia của Bộ GTVT với mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn cao nhất lên tới 40 triệu đồng và tước
giấy phép lái xe (GPLX) 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn
vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Mà NĐ
46/2016 hiện đang quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước GPLX 4 - 6
tháng. Tôi đồng tình và thống nhất cao với
quan điểm cần tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ
cồn.
Thời gian gần đây, xảy
ra hàng loạt vụ tai nạn giao thông thương tâm do lái xe uống rượu bia, cướp đi
sinh mạng của nhiều người khiến dư luận hết sức bức xúc. Theo thống kê của Cục
Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), năm 2018, lực lượng chức năng đã xử lý hơn 91
nghìn trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn.
Chỉ trong bốn tháng qua, cảnh sát giao thông đã
xử phạt gần 50 nghìn trường hợp lái xe say xỉn. Có thể thấy, tình trạng lái xe
vi phạm nồng độ cồn có xu hướng ngày càng tăng, số vụ tai nạn giao thông có
nguyên nhân từ rượu bia cũng gia tăng tương ứng. Hằng ngày đi trên đường, nhiều
người luôn có cảm giác bất an khi phải đối mặt với những “tử thần” thình lình
xuất hiện từ các quán nhậu.
Pháp luật miễn phí:19006248( Nguồn ảnh: Internet)
Có thể tham khảo kinh nghiệm của một số quốc
gia trong việc ngăn ngừa hành vi vi phạm nồng độ cồn của lái xe. Chẳng hạn tại
Nhật Bản, chỉ cần có nồng độ cồn tương đương uống một cốc bia, sẽ bị phạt tiền
tương đương 4.500 USD và phạt tù tới ba năm. Nếu lái xe trong tình trạng say rượu,
bị phạt tiền gấp hai lần và chịu 5 năm tù. Nhiều quốc gia khác như Singapore,
Hàn Quốc,… cũng có những hình phạt nghiêm khắc đối với lái xe uống rượu bia. Tại
Australia, ngoài các chế tài xử phạt, để ngăn chặn từ xa, cảnh sát giao thông
còn rà soát, kiểm tra ngẫu nhiên, cứ khoảng 10 đến 12 xe sẽ yêu cầu dừng một xe
để kiểm tra nồng độ rượu bia đối với lái xe.
An
toàn giao thông là mong muốn của mọi người, mọi nhà. Các cơ quan quản lý cần
nghiên cứu, tăng cường chế tài xử phạt đối với các lái xe vi phạm nồng độ cồn,
ngoài xử lý hành chính, cần có các hình phạt bổ sung và tạo môi trường pháp lý
xử lý hình sự hành vi này. Hình thức phạt tù, cấm hành nghề có thời hạn (chẳng
hạn 5 năm) hoặc xem xét tước bằng lái xe vĩnh viễn, tịch thu phương tiện giao
thông là một trong những giải pháp có thể áp dụng.
Việc xử lý vi phạm giao
thông cần nghiêm minh, không có chuyện “du di” xin, cho và công khai hơn việc xử
lý vi phạm. Về lâu dài, cần có biện pháp tuyên truyền hiệu quả, dần dần thay đổi
văn hóa, thói quen uống rượu bia của người dân, siết chặt quy định về độ tuổi,
thời gian, mức độ,… để hạn chế việc tiếp cận rượu bia trong xã hội.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Cảnh sát giao thông có được rút chìa khóa xe của người vi phạm?
Trong quá trình dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát cũng như xử lý vi phạm, cảnh sát giao thông...
Cảnh sát giao thông có quyền đánh người vi phạm giao thông không?
Luật Hồng Thái có nhận được nhiều câu hỏi về nội dung vi phạm luật tham gia giao thông và chống đối...
Điều khiển xe máy không có Giấy phép lái xe thì mức xử phạt là bao nhiêu?
Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước...