Thương Trường | Sĩ số lớp 60-70 học sinh/lớp, học luân phiên, cho con học xa nhà cả chục cây số… là một trong những hệ lụy của việc các khu đô thị mọc lên chóng mặt nhưng chưa đi đôi với việc đầu tư xây dựng trường học. Câu chuyện vốn dĩ được coi là cũ ở Hà Nội nhưng chưa bao giờ hết “nóng” vào mỗi dịp năm học mới cận kể.
Mức xử phạt quá nhẹ
Hiện trên địa bàn Hà Nội có tới gần 600 dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở. Thực trạng thiếu trường, nhất là trường công lập trong các khu đô thị dẫn đến tình trạng quá tải cho hệ thống trường có sẵn trên địa bàn. Các trường này được xây dựng để đáp ứng nhu cầu người dân vốn sinh sống trên địa bàn. Khi các khu đô thị, khu nhà ở được đưa vào hoạt động, lượng dân cư mới đến ở có thể tương đương dân số của một phường, dẫn đến tình trạng quá tải ở các trường, lớp công lập.
Theo quy định, mỗi phường trên địa bàn Hà Nội sẽ có 1 trường công lập mầm non, tiểu học, THCS. Tuy nhiên, ở những khu đô thị mới việc xây nhà cao tầng không đi kèm với nhà trẻ, trường tiểu học. Dự kiến đến năm 2020, Hà Nội vẫn thiếu 314 trường học. Bài toán thiếu trường học ở khu đô thị có lẽ vẫn là bài toán nan giải trước thực trạng tăng cơ học của dân số.
Vì chưa có trường công, nên nhiều gia đình ở KĐT Ngoại giao đoàn phải cho con theo học ở các trường tư thục với chi phí đắt đỏ
Theo kết quả giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP Hà Nội, từ năm 2016 đến hết tháng 3/2019, trên địa bàn thành phố có 147 dự án nhà ở thương mại, 13 dự án nhà ở xã hội, 11 dự án nhà tái định cư được quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trong số này có nhiều dự án khu đô thị mới, khu nhà ở có quy hoạch đất xây dựng nhà trẻ, trường học phổ thông nhưng việc đầu tư xây dựng chưa đồng bộ, chậm so với tiến độ xây dựng nhà ở.
Vậy lý do gì khiến các chủ đầu tư mải xây nhà bán nhưng “quên” xây trường học? Theo đánh giá của HĐND TP Hà Nội, sự chậm trễ trong việc xây dựng trường học tại các khu đô thị có nguyên nhân từ công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa được thực hiện nghiêm túc. Công tác kiểm tra, giám sát của các Sở, ngành và địa phương có nơi, có lúc chỉ đạo thực hiện chưa tập trung quyết liệt.
Dưới góc độc pháp lý, trao đổi với PV Thương Trường, luật sư Nguyễn Hồng Thái (Giám đốc công ty luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết, hiện luật pháp đã có quy định về xử phạt hành chính với các chủ đầu tư không tuân theo kế hoạch, chậm tiến độ đã được phê duyệt.
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 Nghị định 139/2017 quy định về việc xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về đầu tư phát triển đô thị như sau: “Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện đầu tư phát triển khu đô thị không tuân theo kế hoạch hoặc chậm so với tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt”
Theo đó, chủ đầu tư buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đầu tư phát triển khu đô thị theo kế hoạch, tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, chủ đầu tư còn vi phạm quy định trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và người dân về việc chậm thực hiện các công trình của dự án, chủ đầu tư phải chịu phạt vi phạm hoặc (và) bồi thường thiệt hại theo quy định trong hợp đồng.
“Mặc dù chúng ta có luật pháp quy định, song thực tế, với mức xử phạt nêu trên còn khá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Vì vậy, để khắc phục tình trạng chủ đầu tư liên tục chậm trễ việc xây dựng trường học trong khu đô thị thì ngoài việc phải nghiêm túc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả mà nên bổ sung áp dụng những hình thức xử phạt bổ sung để tăng sức răn đe, giải quyết triệt để”, luật sư Thái nói.
Có dấu hiệu lợi ích nhóm?
Phát biểu tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khoá XIV, đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) đã thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại về công tác quy hoạch hiện nay. Theo ông, chất lượng quy hoạch đô thị thời gian qua còn rất thấp, vẫn hiển hiện quy hoạch theo tư duy nhiệm kỳ, có dấu hiệu lợi ích nhóm, bị nhà đầu tư chi phối, dẫn dắt làm thay đổi quy hoạch, thậm chí làm nát quy hoạch ban đầu.
Ông Vượt cho biết, theo báo cáo chưa đầy đủ, trên cả nước có 1.390 dự án điều chỉnh quy hoạch từ 1 - 6 lần. Quy hoạch được điều chỉnh luôn có xu hướng tuân theo lợi ích của nhà đầu tư, giảm tối đa các tiện tích công cộng và lợi ích của người sử dụng như: giảm diện tích đất công cộng, tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ, tăng mật độ xây dựng, giảm diện tích cây xanh… Đồng thời, các khu tái định cư cho dân lại có chỉ tiêu thấp nhất về hạ tầng, các tiện ích, chất lượng đô thị.
"Đây là điều đáng suy nghĩ, đã và đang gây ra hệ lụy, tổn hại về kinh tế, gây bức xúc cho xã hội, cho mọi người dân, thậm chí không thể khắc phục được như tình trạng ngày càng kẹt xe, ô nhiễm môi trường, mưa là ngập, quá tải điện… ngày càng tăng, trước mắt là thành phố lớn và sẽ là tất cả các đô thị trong tương lai", đại biểu Vượt nhấn mạnh.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí KTS Đào Ngọc Nghiêm - Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho rằng, để xảy ra tình trạng tăng đột biến dân số trong các quận nội đô Hà Nội, nhất là khu vực có tốc độ phát triển nhanh là do TP. Hà Nội chưa thực sự quan tâm đến việc quy hoạch, điều tiết, phân bố dân cư. Hiện nay còn thiếu giám sát kiểm tra thường xuyên để phát hiện vấn đề. Việc thiếu giám sát này thể hiện ở phân công phân cấp vào cấp thành phố và cấp quận, huyện không rõ ràng.
Theo ông Nghiêm, vấn đề xã hội hóa giáo dục là một vấn đề quan trọng. Vấn đề ở đây là sự hài hòa giữa xã hội hóa với quyền lợi của tuổi trẻ để được phổ cập giáo dục. “Cần phải cân nhắc cái nào xã hội hóa, cái nào Nhà nước phải đầu tư. Ví dụ giữa trường công và trường tư ở Hà Nội chỉ là 50/50. Toàn bộ trường công lập chỉ đảm bảo 60%, còn lại hệ dân lập, chứng tỏ thiếu một tầm nhìn xa để đảm bảo cân đối được các hộ khẩu”, ông Nghiêm nói.
Cũng theo ông Nghiêm, tại hầu hết các dự án phát triển nhà ở, khu chung cư, khu đô thị, tiến độ xây dựng trường học đều có tốc độ “rùa bò” do chính quyền đã phần nào thả nổi chủ đầu tư trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhất là tiến độ xây dựng hạ tầng xã hội. Với cơ chế hiện nay, ngành giáo dục không can thiệp được vào tiến độ của các dự án mà trách nhiệm thuộc về địa phương.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản' ( 12:35 | 13/03/2019 ) Chủ đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản cho chủ đầu tư khác. Việc... |
Chuyển nhượng dự án đầu tư' ( 08:54 | 24/11/2018 ) Khi điều kiện của chủ đầu tư không còn phù hợp để tiếp tục thực hiện dự án đầu tư, chủ đầu tư có thể...
Trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng khi xảy ra tai nạn lao động tại công trường' ( 10:23 | 25/09/2018 ) Ngày nay, tỷ lệ tai nạn lao động xảy ra tại công trường xảy ra liên tục. Tai nạn lao động trên công... |