Từ 1/1/2020, Luật chăn nuôi chính thức có hiệu lực. Theo đó, luật này quy định rõ không được đánh đập hành hạ vật nuôi trong chăn nuôi, đặc biệt hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi khi giết mổ. Có thể hiểu là vật nuôi cần phải được gây ngất trước khi giết mổ, không để bật nuôi chứng kiến cảnh đồng loại bị giết mổ.

( Ảnh minh họa )
Theo các chuyên gia nông nghiệp và đơn vị kinh doanh những yêu cầu này là phù hợp cới sự phát triển của xã hội cũng như nhận thức của người dân hiện nay.
Cụ thể, theo “Điều 70. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển
Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi;
3. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Điều 71. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ
Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;
2. Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
3. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.”
Đồng thời, theo bác sĩ thú y Đặng Hoài An ( Làm việc cho một công ty ngành giống vật nuôi của Mỹ tại TP.HCM): “ Cách giết mổ khi gia súc còn sống sẽ gây đau đớn, dẫn đến miếng thịt bi dai, mất ngon. Bới vì cách giết này ảnh hưởng đến hệ thần kinh của gia súc, gây ra việc cơ thịt bị co rút. Và việc giết mổ khiến nhiều trường hợp thịt sinh ra chất axit làm giảm chất lượng thịt nên nhiều quốc gia cũng quy định phải nhập thịt từ nguồn được giết mổ bằng phương pháp nhân đạo và tiến bộ. Do đó, Việt Nam áp dụng những quy định trên là rất cần thiết."
Qua đó cho thấy các quy định trên thể hiện một bước tiến mới trong quản lý chăn nuôi và chế biến thực phẩm tại Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế và là việc cần làm