1. Các quan điểm về khái niệm quyết định hành chính
Trước hết ta phải thừa nhận rằng hiện nay có rất nhiều quan điểm về khái niệm này.
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì: “ Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.”
Theo Khoản 8 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2013 thì: “ Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.”
Theo giáo trình luật hành chính hành chính Việt Nam của khoa luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội: “quyết định quản lí hành chính nhà nước là kết quả của sự thể hiện ý chí đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,những người có chức vụ,và các cơ quan của các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền,được thực hiện trên cơ sở và để thi hành luật,theo trình tự và hình thức do luật định,nhằm định ra chủ trương,đường lối,nhiệm vụ lớn có tính chất định hướng,hoặc đặt ra,sửa đổi,áp dụng,bãi bỏ các qui phạm pháp luật hành chính hay làm thay đổi phạm vi hiệu lực của chúng;hoặc làm phát sinh,thay đổi chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể,để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lí nhà nước”
Theo khái niệm trong Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của trường Đại học luật Hà Nội thì: “Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả sự hể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.”
Như vậy ta có thể hiểu quyết định hành chính là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.
2.Đặc điểm để phân biệt với các quyết định của các cơ quan nhà nước khác.
Quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật, do đó nó mang đầy đủ các đặc điểm của quyết định pháp luật. Nó có các đặc điểm như: uyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp nên quyết định hành chính vừa mang những đặc điểm chung của quyết định pháp luật, vừa mang những đặc điểm riêng.
Đặc điểm chung:
- Quyết định hành chính mang tính quyền lực Nhà nước:tính quyền lực nhà nước trước hết thể hiện ở chỗ quyết định hành chính được ban hành nhiều chủ thể khác nhau như các chủ thể nằm trong bộ máy nhà nước, các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, ngoài ra theo nghĩa rộng có thể có các chủ thể được nhà nước trao quyền trong những trường hợp cụ thể nhưng tất cả các chủ thể này đều sử dụng quyền lực nhà nước,nhân danh nhà nước khi ban hành quyết định. Tuy nhiên việc sử dụng quyền lực này còn đòi hỏi phải đúng thẩm quyền mà pháp luật qui định nhằm đảm bảo sự hài hòa,thống nhất trong quá trình sử dụng quyền lực của các bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước…Không chỉ thế tính quyền lực nhà nước còn được thể hiện ở tính đảm bảo thi hành các quyết định hành chính trong thực tế. Bởi lẽ về nguyên tắc,mọi quyết định hành chính đều phải được thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từ phía đối tượng quản lí, có nghĩa là quyết định sẽ được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước khi cần thiết. Ngoài ra quyền lực nhà nước còn được thể hiện trong việc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để đảm bảo thực hiện ý chí của nhà nước như các biện pháp về kinh tế,giáo dục, thuyết phục…
- Tính pháp lí của quyết định hành chính: quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí của nhà nước. Mặc dù khi ban hành quyết định chủ thể quản lí hành chính có thể xem xét, lấy ý kiến của đối tượng tác động của quyết định về những vấn đề có liên quan đến nội dung của quyết định nhưng ý kiến đó chỉ có giá trị tham khảo, nhằm giảm bớt khả năng nhìn nhận một cách phiến diện từ phía cơ quan quản lí hành chính nhà nước. Vì vậy trong quyết định hành chính, ý chỉ của nhà nước thể hiện một cách tập trung nhất. Do vậy, các quyết định do Nhà nước ban hành đều có những giá trị về mặt pháp lí. Trước hết tính pháp lí thể hiện ở chỗ quyết định hành chính có thể đưa ra những chủ trương và biện pháp lớn trong lĩnh vực quản lí hành chính. Mặt khác, tính pháp lí của quyết định hành chính còn thể hiện ở việc làm xuất hiện qui phạm pháp luật, thay thế hoặc hủy bỏ qui phạm pháp luật hoặc làm pháp sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể( quyết định áp dụng pháp luật ).
- Được ban hành theo những hình thức và thủ tục do pháp luật qui định: do đóng vai trò quan trọng và phạm vi ảnh hưởng của quyết định hành chính đối với đời sống xã hội, quyết định hành chính được ban hành theo những trình tự và thủ tục chặt chẽ.
Ngoài những đặc điểm chung nêu trên, quyết định hành chính còn có những đặc điểm riêng sau đây:
- Thứ nhất, đó là tính dưới luật: nghĩa là quyết định hành chính phải được ban hành trên cơ sở luật; không được trái với luật và quyết định hành chính được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, cụ thể hóa và chi tiết hóa luật; đặc biệt đối với những vấn đề phức tạp, mới mẻ. Ví dụ như: Nghị định của Chính phủ số 43/2014/NĐ-CP về thi hành luật đất đai được ban hành trên cơ sở luật đất đai năm 2013 do Quốc hội ban hành;và nghị định này được ban hành nhằm hướng dẫn thi hành luật đất đai, cụ thể hóa và chi tiết hóa luạt đất đai.
- Thứ hai, Quyết định hành chính do nhiều chủ thể ban hành trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành: đó là những chủ thể ở trung ương, địa phương, những chủ thể chó thẩm quyền chung và các chủ thế có thẩm quyền chuyên môn như: Chính phủ, thủ tướng chính phủ,bộ trưởng,thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân,..
- Thứ ba, quyết định hành chính mang tính chấp hành- điều hành : các cơ quan quản lí Nhà nước ban hành các quyết định hành chính để thực hiện nhiệm vụ và chức năng quản lí hành chính nhà nước, đó là chấp hành các văn bản luật của cơ quan quyền lực Nhà nước và điều hành hoạt động của các đối tượng chịu sự quản lí.
- Thứ tư, quyết định hành chính được ban hành theo thủ tục hành chính
- Thứ năm,quyết định hành chính có những mục đích và nội dung rất phong phú, xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lí hành chính Nhà nước. Ngoài ra, quyết định hành chính là những quyết định về mặt hình thức có những tên gọi khác theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư.
3. Phân loại quyết định hành chính.
Để phân loại quyết định hành chính chúng ta phải căn cứ vào tính chất quyết định hành chính để xác định tiêu chí phân loại. Việc phân loại quyết định hành chính nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu và đồng thời để tổ chức ban hành thực hiện quyết định có hiệu quả.
+ Dựa theo tính chất pháp lý và nội dung quyết định
Đây là cách phân loại cơ bản nhất và có tính thực tiễn. Dựa vào tiêu chí này, quyết định hành chính được chia thành các loại sau: Quyết định chủ đạo; quyết định hành chính quy phạm; quyết định hành chính nhà nước cá biệt.
+ Dựa theo thẩm quyển ban hành
Quyết định hành chính phân chia thành Quyết định hành chính của Chính phủ; quyết định hành chính của Thủ tướng chính phủ; Quyết định hành chính của các Bộ và cơ quan ngang bộ; Quyết định hành chính của UBND các cấp; Quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND; Quyết định hành chính liên tịch.
+ Dựa theo tính chất của mệnh lệnh trong quyết định
Theo tiêu chí này thì các quyết định hành chính phân chia thành các loại: Quyết định cấm đoán; Quyết định cho phép; Quyết định điều chỉnh sửa đổi.
Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
+ Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự; + Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
+ Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
+ Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
+ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xin vui lòng liên hệ: 19006248 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.
Trân trọng!.