Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

(Số lần đọc 14446)
1. nguyên tắc pháp chế

          Nguyên tắc pháp chế thể hiện trước hết là chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền do luật định mới có quyết định ra thủ tục hành chính. Hiện nay, thẩm quyền quy định thủ tục hành chính tập trung vào các cơ quan ở trung ương. Đối với một số quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của bộ, ngành trung ương nhưng cần phải có quy định riêng để phù hợp với đặc điểm của một số địa phương thì các bộ, ngành có văn bản ủy quyền cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định. Các quy định này phải có sự thống nhất của bộ, ngành quản lí về lĩnh vực đó và phải được công bố công khai như quy định hành chính của bộ, ngành. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi có sự thống nhất tương đối giữa các thủ tục hành chính của những hoạt động quản lí tương tự nhau. Các hoạt động quản lí tương tự nên có thủ tục tiến hành tương tự nhau.

          Thứ hai, chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền thực hiện thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. Xét dưới góc độ quyền lực, thực hiện thủ tục hành chính là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước trong mọi trường hợp chỉ được sử dụng bởi những chủ thể do pháp luật quy định và nằm trong cơ cấu quyền lực nói chung. Mỗi chủ thể chỉ sử dụng quyền lực trong một giới hạn nhất định. Tương ứng với giới hạn thẩm quyền pháp luật trao cho, mỗi chủ thể có những phương tiện và điều kiện nhất định đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền (điều kiện vật chất, nhân sự, bộ máy...). Do đó, các thủ tục được thực hiện không đúng thẩm quyền thì không những việc thực hiện thủ tục đó không hợp pháp mà hiệu quả quản lí cũng bị ảnh hưởng.

          Thứ ba, thủ tục hành chính phải được thực hiện đúng pháp luật; với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép. Ví dụ thủ tục giải quyết người vi phạm hành chính phải theo đúng quy định trong luật xử lí vi phạm hành chính. Về mặt lí thuyết, tất cả các thủ tục hành chính được pháp luật quy định đều là cần thiết và là quy trình hợp lí nhất để thực hiện các hoạt động quản lí trên thực tế. Hơn nữa, mỗi thủ tục hành chính được thực hiện nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, bởi các chủ thể khác nhau, sự tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục hành chính tạo nên tính khoa học, đồng bộ, thống nhất trong quản lí hành chính nhà nước. Một thủ tục hành chính cụ thể chỉ mất giá trị pháp lí khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ.

2. Nguyên tắc khách quan

          Nguyên tắc này thể hiện trước hết ở việc định ra thủ tục hành chính phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của hoạt động quản lí nhằm đưa ra quy trình hợp lí, thuận tiện nhất,mang lại kết quả cao nhất cho quản lí. Những hoạt động quản lí phức tạp, có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân mà những sai sót nhỏ cũng có thể gây hậu quả bất lợi cho xã hội thì thủ tục cần chặt chẽ, chi tiết để định ra từng khâu, từng bước, từng giai đoạn cụ thể của hoạt động đó. Chẳng hạn thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo, thủ tục xử lí vi phạm hành chính,...là những hoạt động quản lí đơn giản, gián tiếp tác động đến những lợi ích khác nhau thì các thủ tục hành chính không cần quy định ở mức chi tiết. Ví dụ đối với hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nếu quy định thủ tục quá chặt chẽ sẽ khó thực hiện và mang lại hiệu quả không cao.

          Nguyên tắc khách quan còn đòi hỏi khi thực hiện thủ tục hành chính ở tất cả các khâu,các bước, các giai đoạn đều phải dựa trên những căn cứ khoa học. Những kết luận, quyết định được đưa ra phải phù hợp với quy luật khách quan về sự tồn tại, vận động của các sự việc, các hiện tượng, các lĩnh vực xã hội. Thực hiện thủ tục hành chính phải đặt lợi ích củaquản lí lên hàng đầu, không được tuyệt đối hóa lợi ích của chủ thể quản lí cũng như đối tượng quản lí. Thủ tục hành chính càng không được sử dụng để phục vụ những mục đích mang tính chủ quan của chủ thể quản lí.

          Nếu thừa nhận thủ tục là cách thức tổ chức hoạt động quản lí thì yêu cầu về sựu công khai, minh bạch của thủ tục hành chính là tất yếu khách quan. Trong xây dựng thủ tục,nguyên tắc này thể hiện: Thứ nhất, trong trường hợp cần thiết Nhà nước tạo điều kiện cho những đối tượng thực hiện thủ tục đóng góp ý kiến. Thứ hai, nội dung các thủ tục phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Thứ ba, các thủ tục hành chính phải được công bố cho người thực hiện thủ tục biết để có thể thực hiện dễ dàng. Công bố thủ tục hành chính bao gồm công bố các thủ tục mới xây dựng, công bố các thủ tục đã có nhưng chưa công bố. Việc công bố các thủ tục hành chính không chỉ là cần thiết mà là bắt buộc vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực của thủ tục.

          Trong thực hiện thủ tục hành chính, nguyên tắc công khai, minh bạch đòi hỏi công khaihóa quá trình thực hiện thủ tục. Công khai hóa quá trình thực hiện thủ tục có những lợi ích rõ rệt trong quản lí: Về phía cá nhân, tổ chức, những chủ thể này biết thủ tục hành chính đã được thực hiện đến giai đoạn nào, theo đó có thể chủ động thực hiện những quyền và nghĩa vụ pháp luật quy định để thủ tục được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, đồng thời họ cũngdễ dàng giám sát hoạt động của Nhà nước, giảm tình trạng cơ quan, cán bộ, công chức vô trách nhiệm, sách nhiễu người dân. Về phía Nhà nước, công khai hóa quá trình thực hiệnthủ tục cũng tạo điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát trong bộ máy nhà nước thuận lợi, phân định trách nhiệm rõ ràng.

3. nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời.

          Nguyên tắc này có quan hệ mật thiết với nguyên tắc khách quan. Các thủ tục hành chính cần được xây dựng và thực hiện xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạt động quản lí. Mỗi thủ tục hành chính chỉ bao gồm những khâu, những bước, những giai đoạn với sự tham gia của những chủ thể thực sự cần thiết để cho việc thực hiện thủ tục không bị lãng phí thời gian, trí tuệ, công sức vào những hoạt động không thiết thực. Như vậy, thủ tục hành chính vừa dễ thực hiện vừa góp phần nâng cao hiệu quả quản lí. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa nguyên tắc đơn giản vì sự đơn giản hóa quá mức các thủ tục hành chính có thể khiến cho thủ tục thiếu đi những hoạt động cần thiết hay gây khó khăn cho hoạt động kiểm soát của Nhà nước.

          Hiện nay, điều kiện, hoàn cảnh, môi trường, nhiệm vụ quản lí thường xuyên thay đổi nên khả năng thích ứng của nền hành chính trước những biến đổi mau lẹ của cuộc sống là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả của quản lí. Đặc biệt trong quản lí kinh tế, sự chậm trễ có thể mất đi những cơ hội thuận lợi hoặc gây ra tổn thất lớn. Vì vậy, nhà nước đã xúc tiến mạnh mẽ việc thống nhất các mẫu giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc kinh doanh, sản xuất và đời sống. Đồng thời, nhà nước cũng khuyến khích ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào quản lý như các thủ tục hải quan, thủ tục đăng kí,....

          Trong các thủ tục hành chính có những khoảng thời gian pháp luật quy định cho các hoạt động tiến hành. Có nhiều khoảng thời gian khác nhau (thời hạn, thời hiệu). Nhưng tựu trung lại những khoảng thời gian đó thường nhằm ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể của thủ tục, tạo điều kiện đồng thời bắt buộc các chủ thể giải quyết dứt điểm từng vụ việc cụ thể. Thủ tục hành chính đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời đã trở thành mục tiêu cải cách thủ tục hành chính.

4. nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các bên tham gia thủ tục hành chính.

          Bất kỳ thủ tục hành chính nào cũng có sự tham gia của chủ thể sử dụng quyền lực Nhà nước và chủ thể phục tùng quyền lực Nhà nước. Xét dưới góc độ quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ thủ tục hành chính là quan hệ giữa chủ thể bắt buộc – chủ thể sử dụng quyền lực Nhà nước và chủ thể thường – chủ thể phục tùng quyền lực, trong đó chủ thể bắt buộc có quyền nhân danh Nhà nước để áp đặt ý chí đối với bên kia. Đó là sự bất bình đẳng về ý chí giữa hai bên tham gia quan hệ. Tuy nhiên, cả hai bên tham gia quan hệ đều bình đẳng trước pháp luật. Mỗi bên đều có thể làm xuất hiện thủ tục hành chính. Việc đưa ra yêu cầu hợp pháp, mỗi bên đều phải đáp ứng yêu cầu hợp pháp bên kia. Trong quan hệ, mỗi bên đều có những quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Nhà nước tạo điều kiện và đưa ra những bảo đảm như nhau cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ. Nếu xảy ra vi phạm pháp luật trong khi thực hiện thủ tục thì chủ thể vi phạm pháp luật, bất kể là chủ thể nào trong thủ tục đều phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình.

          Từ phân tích trên có thể thấy, nguyên tắc này chủ yếu được áp dụng trong thủ tục giải quyết các tranh chấp về quyền hoặc các vi phạm pháp luật.

Công ty Luật TNHH Hồng Thái và đồng nghiệp xin hân hạnh được mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn tốt nhất về các lĩnh vực như:
     + Tư vấn pháp luật dân sự, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự;
     +Tư vấn đầu tư, khắc dấu, cấp giấy phép kinh doanh, tư vấn sở hữu trí tuệ, in hóa đơn;
    +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch và nghĩa vụ dân sự như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;
     +   Tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng mua bán, tặng, cho, vay mượn tài sản;
   +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản và các quy định pháp luật liên quan; 
   +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm và các quy định pháp luật liên quan;
    +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền.
    +   Tư vấn, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thừa kế cho người để lại thừa kế, người thừa kế; soạn thảo di chúc và các văn bản khác; tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan;
    +   Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
    Xin vui lòng liên hệ:  19006248 để công ty chúng tôi có thể tư vấn cho quý khách.

    Trân trọng!.

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Xử lý tang vật bị chiếm đoạt để vi phạm hành chính?
Có được phép điều khiển xe trong thời gian chờ lấy giấy phép lái xe?
Quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với kết luận thanh tra chuyên ngành?
Đã hai tháng rưỡi kể từ ngày người dân xã Đồng Tâm tửi kiến nghị thắc mắc (sau khi có trả lời của Thanh tra thành phố) nhưng chưa được hồi âm. Như vậy, người dân gửi kiến nghị sau khi có kết luận thanh tra đã đúng cơ quan chức năng chưa. Nếu thành phố đã có kết luận thanh tra, tức là đã giải quyết...
Những lỗi vi phạm giao thông bị xử lý hành chính và có thể bị tạm giữ phương tiện?
Thừa Phát lại thực hiện việc giao nhận văn bản tống đạt như thế nào?
Mua bán xe bằng giấy tờ viết tay có sang tên xe được không?
Tôi mua lại xe máy của người khác có giấy viết tay nhưng chủ xe không thể đi rút hồ sơ gốc giúp thì cần phải làm thế nào để làm lại đăng ký chính chủ?
Dùng chân điều khiển vô lăng ôtô, tài xế sẽ bị phạt đến 8 triệu đồng?
Lỗi vi phạm giao thông người đi xe máy hay mắc trong dịp Tết nguyên đán 2017?
Nhiều điểm mới trong thủ tục kiện hành chính cần quan tâm?
Thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
 
Tin nhiều người quan tâm
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
 
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
 
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày...
 
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chi nhánh? Cùng Luật...
 
BỆNH NHÂN TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BÁC SĨ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
Bác sĩ là một nghề yêu cầu về bằng cấp, máy móc, yêu cầu kiểm định gắt gao vô cùng để có thể hành...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp


Vũ Thị Hiếu
Chuyên Viên Tư Vấn Pháp Lý 
Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software