Hiện nay vấn đề làm giả sổ đỏ đã diễn ra rất nhiều. đã có nhiều trường hợp khi mua bán xong mới vỡ òa ra mình đã bị lừa. Điều này đã gây ra rất gây ảnh hưởng rất lớn tới quyền và nghĩa vụ của người mua. Dưới dây Công ty Luật TNHH Quốc tế Hòng Thái và Đồng Nghiệp chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn đọc.
I. Căn cứ pháp lý
II. Nội dung tư vấn
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối
với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các
công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự”.
Căn cứ theo quy định trên nếu hành vi sử dụng Giấy
chứng nhận giả để chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tối đa là 30 triệu đồng. Ngoài việc phạt tiền thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tịch
thu giấy tờ giả đã sử dụng để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất (theo
khoản 4 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).
Căn cứ
điểm b khoản 5 Điều 35 Nghị định
91/2019/NĐ-CP, trường hợp cơ quan đăng ký đất đai đã đăng ký biến động vào sổ địa
chính mà phát hiện giấy tờ trong hồ sơ đăng ký biến động (hồ sơ đăng ký sang
tên là giả) thì hủy bỏ kết quả thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng.
Ngoài việc quy định mức phạt đối với hành vi sử dụng
giấy tờ giả thì
Nghị định 91/2019/NĐ-CP còn quy định mức xử phạt đối với trường
hợp khai báo không trung thực, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ nhà đất, cụ thể:
- Phạt tiền từ 04 - 10 triệu đồng đối với trường hợp
khai báo không trung thực việc sử dụng đất hoặc tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch
nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp Giấy chứng
nhận và việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự.
- Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đối với trường hợp
tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất
mà không thuộc các trường hợp trên.