Covid 19 đang là cơn sóng dữ dội nhận được mọi sự quan tâm của xã hội. Tại Quyết định 219/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã bổ sung dịch bệnh Covid-19 vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Vậy những hành vi vi phạm xoay quanh căn bệnh truyền nhiễm này sẽ bị xử lý như thế nào? Ngoài yếu tố sức khỏe, bạn cần lưu ý những gì trong những ngày tháng chống dịch này? Hãy cùng Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tìm hiểu về vấn đề trên.
I. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 176/2013/NĐ-CP
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP
II. Nội dung tư vấn
1. Không khai báo, che dấu dịch Covid-19
Tại Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, người có
hành vi vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm bị xử lý như nhau:
– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng
đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc
nhóm A.
– Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng đối với một trong
các hành vi sau:
+ Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của
bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
+ Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền
nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.
Tung tin giả về dịch bệnh Covid-19
Trước
khi Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ
có hiệu lực thi hành (ngày 15/4/2020) tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP chưa có
điều khoản riêng về xử phạt đối với hành vi đưa tin giả mạo, sai sự thật trên mạng
xã hội mà quy định xử phạt chung đối với hành vi đưa tin giả mạo, sai sự thật
(không phân biệt kênh đưa thông tin).
Từ ngày 15/4/2020, các quy định tại Nghị định
174/2013/NĐ-CP sẽ được thay thế bởi Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều
101 Nghị định này quy định rõ hơn về mức phạt đối với hành vi tung tin giả mạo,
sai sự thật trên mạng xã hội.
Cụ thể:
- Trên các mạng xã
hội:
+ Phạt tiền từ 5
triệu đồng đến 10 triệu đồng
- Trên các trang
thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp
+ Phạt tiền từ 10
triệu đồng đến 15 triệu đồng
Hoặc có thể bị
truy cứu Trách nhiệm hình sự theo Điều 288 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ
sung 2017)
Lưu ý: Đối với người có hành vi vi phạm như tung
tin giả mạo, không đúng sự thật về dịch bệnh Covid-19 trước ngày 15/4/2020,
nhưng bị lập biên bản vi phạm hành chính từ ngày 15/4/2020 thì áp dụng Nghị định
15/2020/NĐ-CP để xử phạt (theo khoản 2 Điều 123 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
3.
Vi phạm quy định về cách ly
Các hành vi vi phạm quy định về
cách ly nổi bật là Từ chối hoặc trốn cách ly.
Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm của hành vi trốn khỏi
nơi cách ly mà xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ
thể:
*
Xử phạt vi phạm hành chính: Bị xử phạt đến 10 triệu đồng
Theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt
hành chính trong lĩnh vực y tế, người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng
quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế
biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sẽ bị
phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng, đồng thời bị buộc thực hiện việc cách ly y tế,
cưỡng chế cách ly y tế.
*
Xử lý hình sự: Có thể bị phạt tù với mức cao nhất là 12 năm
Theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015, người có
hành vi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật,
sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh
nguy hiểm cho người mà kết quả là làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho người, thì bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến
05 năm.
Nếu hành vi này làm chết người thì mức phạt lên đến 10
năm, chết từ 02 người trở lên thì mức phạt là 10 – 12 năm tù giam.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 –
100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ 01 – 05 năm
4.
Tăng giá bán khẩu trang
Căn cứ khoản 1 Điều 11 và điểm b khoản 5 Điều 12 Luật Giá
năm 2012, các cơ sở sản xuất, kinh doanh khẩu trang y tế phải niêm yết giá bán
khẩu trang và không được bán cao hơn mức giá này.
Thêm vào đó Theo khoản 5 Điều 1
Nghị định 49/2016/NĐ-CP và Khoản 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định các mức phạt
như sau:
- Bán cao hơn giá niêm yết: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng
- Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ, niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm
lẫn: Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng. Trường hợp vi phạm nhiều lần
hoặc tái phạm thì bị phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng
(Ảnh minh họa)
5. Vứt khẩu trang đã qua sử
dụng không đúng nơi quy định
Căn cứ vào Điểm c, d Khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, người vứt khẩu
trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa
đến 5 triệu đồng. Trường hợp nếu vứt ra vỉa hè hoặc trên đường phố, vào hệ thống
thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước trong khu đô thị thì mức phạt tối
đa lên đến 7 triệu đồng.
6. Không đeo khẩu trang theo
yêu cầu phòng, chống dịch
Cá nhân có hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng Covid-19 có
thể phải chịu mức phạt tối đa lên đến 300 nghìn đồng theo điểm a Khoản 1 Điều
11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP
Trên đây là nội dung tư ván của công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thúy Nga
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Có thể bạn cũng quan tâm: