Đất đai là tài sản có giá trị nên pháp luật có những quy định chặt chẽ về điều kiện những cá nhân, tổ chức được đứng tên chủ sử dụng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với người từ đủ 18 tuổi thì pháp luật cho phép tự do thực hiện các quyền của mình. Vậy còn trong trường hợp là trẻ em có được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Câu
hỏi:
Mẹ
tôi có căn nhà trị giá 5 tỷ, nay bà muốn tặng lại cho con trai tôi (12 tuổi).
Xin hỏi luật sư, nay tôi muốn làm thủ tục cho cháu đứng tên trong “sổ đỏ” có được
không? Thủ tục thực hiện như thế nào?
Trả
lời:
1. Về
vấn đề tặng cho bất động sản
Theo
quy định tại Điều 14 và điều 15, Bộ Luật dân sự 2005, cá nhân có năng lực pháp
luật dân sự (năng lực pháp luật dân sự có từ khi người đó sinh ra cho đến khi
người đó chết đi) thì có quyền sở hữu tài sản, quyền tham gia quan hệ dân sự và
có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Đồng thời, Luật đất đai 2013 cũng như các
văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào đề cập đến tuổi tối thiểu hay
tối đa để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo
quy định tại các Điều 20, 21 - Bộ luật Dân sự 2015, có 4 độ tuổi liên quan đến
quyền xác lập mọi giao dịch dân sự, trong đó có giao dịch về giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là “sổ đỏ”).
Cụ thể là:
+
Người chưa đủ 6 tuổi thì giao dịch dân sự của người này do người đại diện theo
pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
+
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
+
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký
và giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật phải được người đại diện
theo pháp luật đồng ý.
+
Người từ đủ 18 tuổi trở lên được thực hiện mọi giao dịch dân sự.
Bên
cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 97 - Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp
cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn
liền với đất. Như vậy, đối chiếu với các quy định nêu trên cũng như các quy định
khác của pháp luật, không có hạn chế về độ tuổi được đứng tên trong “sổ đỏ”.
Bất
cứ ai ở bất cứ độ tuổi nào cũng đều có quyền được nhận tặng cho, thừa kế tài sản
dù đó là động sản hay bất động sản và khi đã được nhận tặng cho, thừa kế tài sản
thì người nhận đương nhiên phải có quyền đăng ký sở hữu, sử dụng đối với tài sản
mà pháp luật buộc phải đăng ký.
Tuy
nhiên, căn cứ Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự quy định: Người từ
đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
Trẻ em có được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Như
vậy, theo quy định này của pháp luật, để có thể tặng cho quyền sử dụng đất cho
con trai bạn, con trai bạn cần có người đại diện theo pháp luật. Điều 141 Bộ luật
Dân sự có quy định các trường hợp người đại diện theo pháp luật như
sau:
– Cha,
mẹ đối với con chưa thành niên;
– Người
giám hộ đối với người được giám hộ;
– Người
được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Người
đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chủ
hộ gia đình đối với hộ gia đình;
– Tổ
trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;
– Những
người khác theo quy định của pháp luật.”
Do
đó, bạn có thể là người đại diện theo pháp luật cho con trai trong giao dịch tặng
cho giữa mẹ bạn cho con trai bạn.
2. Thủ
tục thực hiện
–
Lập hợp đồng tặng cho ngôi nhà có công chứng hoặc chứng thực tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có người đại diện cho con bạn kí tên xác nhận
việc nhận tài sản tặng cho con bạn. Việc tặng cho nhà phải đáp ứng các điều kiện
luật định như căn nhà tặng cho không có tranh chấp, không đang bị kê biên
để đảm bảo thi hành án và đã có giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà và quyền
sử dụng đất, đồng thời bên tặng cho phải đồng ý ký vào văn bản tặng cho.
–
Đối với người dưới 16 tuổi vẫn có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận, nhưng
kèm theo đó phải có tên của người đại diện hoặc người giám hộ; hoặc người đại
diện hay người giám hộ sẽ đứng tên và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện
cho người chưa thành niên.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: