Sử dụng rượu bia tham gia giao thông là điều không hiếm gặp tại Việt Nam. Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đã và đang là một trong những nguyên nhân chính, đáng báo động gây nên tai nạn giao thông hiện nay. Vậy, khi điều khiển ô tô, xe máy người điều khiển vượt mức nồng độ cồn cho phép bị xử phạt như thế nào?
I.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP Nghị định
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường
sắt.
II.
Nội dung tư vấn
Căn cứ quy định tại Điều
5, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt xử phạt người điều khiển xe ô tô và
các loại xe tương tự xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại
xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; xe máy kéo, xe máy
chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Đối với người điều khiển
xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
- Phạt tiền từ
6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà
trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100
mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe
còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ
10 tháng đến 12 tháng.
- Phạt tiền từ
16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà
trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100
mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều
khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép
lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà
trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc
vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng
độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt
bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Đối với người điều khiển
xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các
loại xe tương tự xe gắn máy:
- Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà
trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100
mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt
bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lai xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Phạt tiền từ
4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành
yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ; Điều
khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80
miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ
sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ
6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà
trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc
vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng
độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt
bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về mức xử phạt khi người điều khiển xe
vượt quá nồng độ cồn cho phép. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn
lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu
còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư
chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài
tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối
đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Đỗ Thắm