Có rất nhiều trường hợp khi điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm và bị xử lý hành chính, tước giấy phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy bị tước giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không? Khi không có giấy phép lái xe mà điều khiển phương tiện bị xử lý như thế nào?
Có rất nhiều trường hợp khi điều
khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm và bị xử lý hành chính, tước giấy
phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy bị tước giấy phép lái xe
có được tham gia giao thông không? Khi không có giấy phép lái xe mà điều khiển
phương tiện bị xử lý như thế nào?
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn
Thứ nhất, trường hợp bạn bị tước
giấy phép lái xe
Căn cứ theo Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:
“Điều
25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với
cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép,
chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy
phép, chứng chỉ hành nghề.”
Như vậy, nếu bạn vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ có hình thức xử
phạt là tước giấy phép lái xe có thời hạn thì trong khoảng thời hạn này, bạn sẽ
không được điều khiển xe ghi trong giấy phép lái xe. Nếu bạn vẫn tiếp tục lái
xe trong thời gian đang bị tước bằng này, bạn sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy
phép lái xe.
Thứ hai, quy định về xử phạt lỗi
điều khiển xe máy khi không có giấy phép lái xe
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến
1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh
dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan
có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”
Ngoài ra, căn cứ điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và
phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm
hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07
ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định
tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định
tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản
4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;”
Như vậy, với hành vi điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe, bạn sẽ bị
phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tạm giữ phương tiện đến 07
ngày.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về việc bị tước giấy phép lái xe có được
tham gia giao thông không. Hy vọng rằng
sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải
quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc
bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng
Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến
Thắng, Thanh Xuân).
Khánh Linh