Hiện nay, tình trạng dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Lợi dụng tình thế đó, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều tin giả về COVID để “câu like, câu view”. Hệ lụy đầu tiên những thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 mang đến đó là làm nhiễu loạn thông tin, gây tâm lý hoang mang trong dư luận. Người dân lẫn lộn giữa tin đúng và tin thất thiệt, tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn trong cộng đồng dân cư. Vậy, hành vi đưa thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về dịch bệnh COVID-19 trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
Hiện
nay, tình trạng dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Lợi dụng tình
thế đó, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều tin giả về COVID để “câu like, câu
view”. Hệ lụy đầu tiên những thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 mang đến đó
là làm nhiễu loạn thông tin, gây tâm lý hoang mang trong dư luận. Người dân lẫn
lộn giữa tin đúng và tin thất thiệt, tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn trong
cộng đồng dân cư. Vậy, hành vi đưa thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc
về dịch bệnh COVID-19 trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn
Trao đổi vấn đề này, Luật sư Nguyễn Hồng Thái
– Giám Đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, đoàn Luật sư TP
Hà Nội đã đưa ra quan điểm của mình.
Các mức xử phạt đối
với hành vi đưa thông tin sai lệch về dịch Covid – 19?
Luât sư Nguyễn Hồng
Thái: Đăng tải thông tin
sai lệch là hành vi vi phạm pháp luật. Các mức xử phạt đối với hành vi thông
tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về dịch bệnh COVID-19 trên mạng xã hội được
quy định như sau:
- Căn
cứ Điều a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:
"1. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để
thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ
thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín
của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;"
Và Khoản
3 Điều 4 Nghị định 15/2020:
"3. Mức phạt tiền
quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với
hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định
này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền
bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức."
Thì, tổ chức, cá nhân cung cấp nội dung thông
tin sai sự thật lên mạng xã hội (ví dụ như facebook,...) về tình hình dịch bệnh
Covid-19 sẽ bị xử phạt như sau:
+ Đối với tổ chức vi phạm: Bị phạt tiền từ 10
triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Đối với cá nhân vi phạm: Bị phạt tiền từ 5
triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc
phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 mà mình đã
đăng tải.
- Điều
8, Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật
gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây
khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm
hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Người có hành
vi này gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại
khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet với mức phạt tù lên đến 3 năm.
- Theo điểm
1.4 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về
xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống COVID-19, người có hành vi đưa lên
mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin xuyên tạc về tình
hình dịch bệnh COVID-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về “tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính viễn thông”
theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt cao nhất là bị
phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Cơ quan nhà nước cần có những biện
pháp gì để ngăn chặn các hành vi trên?
Luật
sư Nguyễn Hồng Thái: Trước tình hình dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp, để
phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả hoạt động lợi dụng dịch bệnh để
tuyên truyền sai lệch gây hoang mang trong Nhân dân, thời gian các cơ quan nhà
nước cần có một số biện pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến tình hình dịch bệnh
COVID-19, những nguy cơ, tác hại của dịch bệnh và vai trò, ý nghĩa của việc thực
hiện các biện pháp phòng, tránh; tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật,
đặc biệt là Luật An ninh mạng, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, ngày 03/02/2020 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn
thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử nhằm nâng
cao nhận thức và ý thức chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, để mỗi người
dân có thông tin chính xác, đầy đủ từ đó nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh.
Thứ hai, chủ động làm tốt công tác nắm
chặt tình hình, quản lý chặt địa bàn, đối tượng có dấu hiệu nghi vấn kịp thời
phát hiện, đấu tranh với hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và công tác phòng, chống
dịch bệnh nói riêng.
Thứ ba, kiên quyết xử lý nghiêm những
trường hợp chống đối, trốn tránh, không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch
bệnh theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng thời đẩy mạnh việc xử lý các trường
hợp vi phạm để tạo tính răn đe xã hội.
Do
vậy, hành vi đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid là hoàn toàn trái
pháp luật, cần được xử lý nghiêm minh, mang tính răn đe, ngăn chặn các thông
tin tiêu cực, bịa đặt gây tâm lý hoang mang dư luận.
Trên
đây là nội dung tư vấn của Tòa soạn Đồng Hành Việt. Bạn
đọc có vướng mắc cần giải đáp, vui lòng gửi vướng mắc về:
Tòa soạn Đồng Hành Việt theo email: toasoandhv@gmail.com hoặc liên hệ Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng
Hành Việt – 1900.6248 để
được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.Đỗ Thắm