Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Có đòi được đất ông cho con riêng không?

(Số lần đọc 767)
Kính gửi Luật sư công ty Luật Minh Khuê. Ông bà cháu có hai mảnh đất. ông đứng tên mảnh A, bà đứng tên mảnh B. Ông cháu và bà cháu là vơ chồng hợp pháp và chưa li hôn, nhưng ông cháu hiện đang chung sống với người phụ nữ khác và có một con riêng trên chính mảnh đất A( mảnh đất của hộ gia đình do ông bà cháu và hai chú của cháu khai phá).

I.                   Căn cứ pháp lý

- Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội

II.                Nội dung tư vấn

Năm 2003 ông cháu tự ý chuyển một phần diện tích đất của mảnh đất A cho con riêng của ông khi mới 13 tuổi mà bà cháu không biết. Tới năm 2011 bà cháu mới biết, nhưng do tuổi cao sức yếu nên bà cháu không khỏi kiện và đòi lại diện tích đất đó. Năm 2012 nhà nước đo lại đất và làm sổ đỏ mới và ông cháu muốn gộp diện tích đất đã cho con riêng vào lại mảnh đất A (do hai chú đã biết nên ông sợ), nhưng địa chính không cho gộp lại. Năm 2014 bà cháu mất và không để lại di chúc. Hai chú của cháu đựơc biết con riêng của ông đang có ý định bán diện tích đất được ông cháu cho nên muốn đòi lại.

1. Hai chú của cháu có quyền khởi kiện và có đòi lại được không? (Hai chú của cháu ở chung với bà cháu và sổ hộ khẩu có tên của ông bà và hai chú)

2. Nếu muốn chia tài sản là quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì hai chú của cháu có quyền yêu cầu tòa án chia không ạ?

Cháu xin chân thành cảm ơn!

 

Giải đáp:

Căn cứ vào Điều 43 Luật hôn nhân gia đình quy định:

"Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng."

Thì bạn trình bày ông bạn có quyền sử dụng mảnh đất A, bà bạn có quyền sử dụng với mảnh đất B. Nếu như đây là tài sản riêng của ông, bà thì phần đất mà ông bạn chuyển quyền sử dụng cho con riêng đó hai chú bạn không có quyền đối với mảnh đất đó, Hai chú bạn không thể đòi được.

Căn cứ vào Điều 33 quy định tài sản chung:

"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng."

Bạn đáng thắc mắc về phần đất A nên chúng tôi sẽ tư vấn về phần đất A. Nếu mảnh đất A đó là ông đứng tên nhưng là tài sản chung trong thời kì hôn nhân của ông bà thì bà bạn có quyền sử dụng đối với 1/2 mảnh đất này. Bà bạn mất không để lại di chúc nên phần diện tích 1/2 mảnh đất A được chia theo Bộ luật dân sự:

"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Thì phần đất này sẽ được chia cho ông bạn, con của bà bạn (con riêng, con nuôi hoặc con chung với ông). Nên hai chú bạn chỉ có quyền đòi đất với phần diện tích mà mỗi người xứng đáng được hưởng.

Về phần hộ gia đình mang tên ông bà, hai chú của bạn nhưng người đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ có một người thì hai chú bạn không thể yêu cầu chia được.