Nhờ cán bộ đi chợ hộ xong bom hàng có bị phạt??
|
|
(Số lần đọc 1636)
Từ ngày 22/8, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành công văn khẩn số 2798/KH-UBND về Kế hoạch đảm bảo cung ứng hàng hoá, lương thực, thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn Thành phố thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid 19. Theo đó, toàn bộ người dân trên địa bàn thành phố cả “vùng xanh” lẫn “vùng đỏ” đều không được tự ý đi chợ mà chính quyền sẽ “đi chợ hộ”. Tuy nhiên do mới triển khai nên mô hình “đi chợ hộ” còn nhiều lúng túng và phát sinh, 1 trong số đố là vấn đề “bom” hàng của người nhờ mua hộ. Vậy “bom” hàng của cán bộ mua hàng hoá hộ thì có thể bị phạt không?
I. Căn
cứ pháp lý - Bộ
luật Dân sự 2015 II. Giải
đáp Theo
điều 116 về “Giao dịch dân sự” và Điều 119 về “Hình thức giao dịch dân sự”
trong bộ luật dân sự 2015 thì việc nhờ chính quyền mua hàng của người dân thông
qua bất kỳ hình thức nào đều đã phát sinh quan hệ dân sự, đều là 1 hợp đồng. Vì
thế, người đặt mua hàng nhưng lại không nhận tiền và không than toán đã vi phạm
về nghĩa vụ, trách nhiệm phải thanh toán đã vi phạm về nghĩa vụ, trách nhiệm
trong hợp đồng dân sự. Theo
điều 360 BLDS 2015 quy định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra “Trong trường hợp mà có thiệt hại do vi
phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện bồi thường toàn bộ thiệt
hại, trừ trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên hoặc là pháp luật có quy định
khác” Cũng căn cứ theo điều 419 BLDS 2015 cũng quy định về thiệt hại
được bồi thường do vi phạm hợp đồng, cụ thể:“Điều 419. Thiệt hại
được bồi thường do vi phạm hợp đồng1. Thiệt hại được bồi thường do vi
phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này,
Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi
thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.
Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh
do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường
thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. 3. Theo
yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định
căn cứ vào nội dung vụ việc.”
Theo như vậy thì những người dân nhờ các đồng
chí mua hàng hộ buộc phải nhận hàng và thanh toán như đã thoả thuận trước đó.
Nếu người mua chậm thực hiện việc nhận hàng làm hàng hoá hư hỏng thì phải chịu
thêm phí phát sinh nếu có. Để xử lý các trường hợp boom hàng thì cơ quan chỉ
đạo phòng chống dịch có thể khởi kiện người bom hàng đến toàn án dân sự để yêu
cầu bồi thường
LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0982.033.335 hoặc Email: luathongthai38@gmail.comTrụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân). Đào Nam
TAGs:#dichoho #boomhang #biphat
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
|