Chiêu trò lừa đảo tinh vi trong kinh doanh BĐS
|
|
(Số lần đọc 37)
Hiện nay, Kinh doanh bất động sản đang được xem là nghề có thu nhập lớn. Tuy nhiên kèm theo đó còn rất nhiều hệ lụy do những mánh khóe, tinh vi trong kinh doanh. Nhất là những đối tượng kinh doanh bất động sản kiểu lướt sóng. hãy cùng tìm hiểu cùng Luật Hilap
- Luật đất đai 2013- BLDS 2015II. Nội dung tư vấnVí dụ: A có 1 BĐS X muốn bán với giá 3 tỷ. Ngày 7/8/2021 B
tới nhà A và đồng ý mua BĐS trên vs giá # tỷ đồng đặt cọc 300 triệu. Ngày
22/08/2021 C tới nhà B để hỏi mua BĐS mà B vừa mới đặt cọc từ A. C đồng ý mua
vs giá 5 tỷ và chấp nhận cọc 1 tỷ đồng. ngày 7/9/2021 B tới nhà A để chồng đủ
tiền mua BĐS nêu trên thì A bất ngờ không bán cho B nữa và chấp nhận trả lại
300 triệu tiền cọc và 300 triệu tiền phạt cọc. Sau đó thì B đã không có BĐS để
bán cho C do đó B phải trả lại cho C 1 tỷ tiền nhận đặt cọc và 1 tỷ phạt cọc.
Như vậy B mất 700 triệu đồng. Chúng
ta hãy cùng nhau phân tích1. Đặt cọc là gì?Điều 328. Đặt cọc1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi
là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản
tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là
tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp
đồng.2. Trường hợp hợp đồng được giao kết,
thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để
thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện
hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ
chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt
cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.2. Phạt
cọc là gì? Phạt cọc được hiểu là
bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không thực hiện hợp đồng đã xác
lập thì ngoài việc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc
còn bị phạt một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt
cọc. Các bên có thể thỏa thuận phạt cọc gấp 2 đến nhiều lần giá
trị tài sản đặt cọc. Đối tượng của phạt cọc chỉ có thể
là tiền nhằm ổn định các quan hệ dân sự, chống việc lừa dối, đề
cao trách nhiệm của các bên trong giao dịch dân sự, nên trường hợp mức
phạt quá cao như gấp 1000 lần, 10.000 lần nhiều trường hợp sẽ bị vô hiệu. Pháp
luật quy định khi các bên ký kết hợp đồng đặt cọc nhưng không thỏa thuận mức
phạt cọc thì khi tranh chấp cách tính mức phạt cọc sẽ như sau: Trong
trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo
đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng
vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng
không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu
phạt cọc theo quy định tại Điều 363 BLDS."Điều 363. Bồi thường thiệt
hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗiTrường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt
hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường
thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình." Hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện hành không bắt buộc khi mua bán BĐS phải ký kết hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên các bên ký kết hợp đồng đặt cọc để đảm bảo nghĩa vụ với nhau. Tại khoản 3 điều 167 Luật đất đai 2013 đã quy định "3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;" Như vậy khi mua bán chuyển nhượng BĐS bắt buộc bạn phải ký kết hợp đồng chuyển nhượng công chứng. A và B có quan hệ mua bán. A
và B có hợp đồng đặt cọc. Như vậy trong trường hợp A và B thỏa thuận nếu 1
trong 2 bên đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì
bên đó phải trả lại tiền đặt cọc và chịu phạt cọc bằng số tiền đặt cọc. tương
tự nếu b và C cũng thỏa thuận như trên thì B phải chịu phạt theo hợp đồng đã
thỏa thuận.* Bài học kinh nghiệm* Hợp đồng đặt cọc chặt chẽ* Nhận đặt cọc đối với BĐS chưa sang tên thì nên nhận
ít hơn khoảng mình đã đặt cọc
TAGs:Chiêu trò lừa đảo tinh vi trong kinh doanh BĐS
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
|