Sổ đỏ là một trong những giấy tờ quan trọng chứng minh quyền sử dụng đất. Nếu bạn đang chưa biết các thủ tục, trình tự, lệ phí khi làm sổ đỏ lần đầu thì hãy theo dõi bài viết sau đây của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp.
Khi người sử dụng đất có nhu cầu làm sổ đỏ thì thực hiện theo thủ tục đăng ký và cấp vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu tiên theo quy định của pháp luật. Cụ thể được quy định như sau:

1.
Điều kiện để được cấp sổ đỏ lần đầu
Điều kiện cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đã được quy định rõ
trong Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, việc Nhà nước cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được chia làm 2 trường hợp:
-
Hộ
gia đình, cá nhân sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu
sử dụng đất và có các giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100
Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
-
Hộ
gia đình, cá nhân sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu
sử dụng đất, nhưng không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất, nhưng thuộc trường
hợp quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
2.
Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Trường hợp 1: Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ
sơ đề nghị cấp Sổ đỏ của hộ gia đình, cá nhân khi có giấy tờ về quyền sử dụng đất
gồm các giấy tờ sau::
-
Đơn
đăng ký, cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
-
Các giấy
tờ về (QSDĐ) theo Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP. Khi nộp bản sao và xuất trình bản chính để xác minh đối chiếu.
-
Giấy
tờ về tài sản gắn liền với đất như:
+ Giấy chứng nhận
về quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở,
+ Chứng nhận quyền
sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng,
+ Chứng nhận quyền
sở hữu cây lâu năm (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu).
+ Đối với quyền sở
hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng
(ngoại trừ trường hợp sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng đã có sẵn trong giấy tờ
về quyền sở hữu nhà ở);
+ Chứng từ thực
hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…); giấy tờ
liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với
đất (nếu có);
+ Các giấy tờ
khác như: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước…
Trường hợp 2: Trường hợp
không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Theo Điều 101 Luật Đất đai năm 2013),
khi có yêu cầu cấp Sổ đỏ thì cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ sau:
-
Đơn
đăng ký, cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
-
Xác
nhận của UBND cấp xã về sử dụng đất ổn định, lâu dài;
-
Xác
nhận của UBND cấp xã về việc không có tranh chấp; phù hợp với quy hoạch;
-
Chứng
từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như: Biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…
-
Các
giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước…
Bước 2: Nộp hồ sơ
Trường hợp 1: Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại UBND
xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
Trường hợp 2: Cá nhân, hộ gia đình không nộp tại UBND
xã, phường, thị trấn nơi có đất thì:
- Địa phương có bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một
cửa.
- Địa phương chưa thành lập một phận một cửa thì nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ
quan đăng ký đất đai (Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc nộp
tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký
đất đai).
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì
hướng dẫn bổ sung tại chỗ hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ thì cán bộ tiếp nhận tiến hành viết biên nhận hẹn ngày trả kết quả
Bước 4: Giải quyết hồ sơ
Khi nhận được thông báo nộp tiền thuế, người nộp hồ sơ nộp theo đúng số tiền,
thời hạn như thông báo và lưu giữ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính để xuất
trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Bước 5: Trả kết quả
- Đến hẹn người nộp hồ sơ đến nơi đã nộp hồ
sơ để nhận kết quả.
- Thời gian thực hiện: Không quá 30 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được tăng thêm 15 ngày.
3.
Chi phí thực hiện
Người yêu cầu phải nộp một số khoản tiền nhất định, gồm: lệ phí trước bạ, lệ
phí cấp sổ và tiền sử dụng đất (nếu có).
- Lệ phí trước bạ: Theo Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP lệ phí trước bạ khi
làm thủ tục cấp Sổ đỏ lần đầu được tính như sau:
Lệ phí trước bạ
phải nộp = (Giá đất tại Bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%
- Mức tiền sử dụng đất phải nộp khi làm Sổ theo thông báo từ cơ quan Thuế
(nếu có).
- Lệ phí cấp sổ đỏ: Theo Thông tư 250/2016/TT-BTC lệ phí cấp Sổ đỏ thực hiện
theo mức thu được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục cấp sổ đỏ lần
đầu”. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0976933335 - 0982033335 hoặc Email: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Khánh Linh