I. Cơ sở pháp lý:
Luật đất đai 2013.
Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
II. Nội
dung:
Khi
bị mất sổ đỏ, sổ hồng, người sử dụng đất phải thực hiện trình tự cấp lại sổ đỏ,
sổ hồng bị mất như sau:
Bước 1: Trình
báo về việc bị mất sổ đỏ, sổ hồng:
Theo
quy định tại Khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cá nhân, hộ gia đình,
cộng đồng dân cư khi bị mất sổ đỏ, sổ hồng thì trước hết phải thực hiện khai
báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Bước 2: Tiếp
nhận việc trình báo mất sổ đỏ, sổ hồng:
Sau
khi tiếp nhận thông tin của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư về việc mất
sổ đỏ, sổ hồng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất sổ
đỏ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, ngoại trừ trường hợp mất do thiên tai,
hỏa hoạn.
Đối
với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị mất sổ đỏ, sổ hồng: thực hiện đăng tin
báo mất trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
Sau
thời hạn 30 ngày tính từ ngày niêm yết thông báo mất sổ đỏ, sổ hồng tại trụ sở
Ủy ban nhân dân xã hay kể từ ngày đăng tin lần đầu trên các phương tiện thông
tin đại chúng ở địa phương thì cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện
thủ tục cấp lại sổ đỏ, sổ hồng.
Bước 3: Chuẩn
bị hồ sơ cấp lại sổ đỏ, sổ hồng:
Hồ
sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
–
Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
–
Đối với hộ gia đình và cá nhân cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã
về việc đã niêm yết thông báo mất sổ đỏ, sổ hồng trong thời gian 15 ngày.
–
Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy
trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;
Giấy
tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa
phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân
nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
Trường
hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban
nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
Bước 4: Nộp
hồ sơ:
Sau
khi chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ như trên, người có nhu cầu nộp hồ sơ tại:
–
Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
–
Trường hợp địa phương nào chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ
sơ tại:
+
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức,
cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ
chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở
hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
–
Ủy ban nhân dân cấp xã (chỉ áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
có nhu cầu).
Lưu
ý khi nộp hồ sơ, người dân có thể:
–
Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp
luật về công chứng, chứng thực.
–
Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra
đối chiếu và xác nhận vào bản sao.
–
Nộp bản chính giấy tờ.
Bước 5: Tiếp
nhận hồ sơ và giải quyết:
–
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ
sơ.
– Trường
hợp thửa đất chưa có bản đồ địa chính hoặc chưa có trích đo địa chính thửa đất
thì thực hiện thủ tục trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính.
–
Sau đó, tiến hành trình hồ sơ đến cơ quan Nhà nước để thực hiện hủy Giấy chứng
nhận bị mất. Sau đó, thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
–
Thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai.
Bước 6: Hoàn
thành thủ tục và nhận lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.