Nhà ở thuộc quyền sở hữu chung của 2
vợ chồng và người vợ đã sinh sống ở đây thời gian dài có được xem là chỗ ở hợp
pháp của người vợ không?
Căn
cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định như sau:
Chỗ
ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di
chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể hiểu chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để
sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở,
tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy
định của pháp luật.
Theo
định nghĩa trên thì có thể khẳng định nhà ở thuộc quyền sở hữu chung của 2 vợ
chồng và người vợ đã sinh sống ở đây thời gian dài thì được xem là chỗ ở hợp
pháp của người vợ.
Chồng đuổi vợ ra khỏi nhà vì mâu
thuẫn gia đình có bị xử phạt không? Nếu có thì mức phạt như thế nào?
Căn
cứ theo Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hành
vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
1.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên
gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng
bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Theo đó, vì mâu thuẫn gia đình mà chồng đuổi vợ ra khỏi nhà
có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bên
cạnh đó nếu người chồng có hành vi đe dọa bằng bạo lực để đuổi vợ ra khỏi nhà
có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Chồng đuổi vợ ra khỏi nhà vì mâu
thuẫn gia đình có thời hạn xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Căn
cứ theo Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn
xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2.
Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a)
Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời
điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b)
Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ
thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c)
Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp
dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến
thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, chồng đuổi vợ ra khỏi nhà vì mâu thuẫn gia đình có
thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có
thẩm quyền xử phạt đối với việc chồng đuổi vợ ra khỏi nhà không?
Căn
cứ theo khoản 1 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối
với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn,
cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02
lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d)
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều
28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo quy định trên thì, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có
thẩm quyền phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
Tuy
nhiên hành vi đuổi chồng đuổi vợ ra khỏi nhà có mức xử phạt có thể lên đến 20
triệu đồng nên sẽ không thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.