Câu hỏi:
Tôi mới mua một căn nhà với diện tích 100m2 vào hơn 1 tháng trước nhưng chưa đăng ký biến động đất đai. Tôi muốn hỏi tôi có phải làm đăng ký biến động đất đai không? Nếu có thì phải làm trong thời gian bao lâu và hồ sơ như thế nào? Với thời gian hơn 1 tháng tôi đã bị muộn chưa và nếu có thì có bị phạt gì không?
Căn
cứ pháp lý:
1.
Đăng ký biến động đất đai là gì?
Theo
Khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT – BTNMT thì đăng ký biến động đất đai, tài sản
gắn liền với đất là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc
một số thong tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.
2.
Mua bán nhà xong có phải thực hiện việc đăng ký biến động đất đai không?
Căn
cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 95 Luật Đất Đai 2013 quy định như sau:
“[...] 4. Đăng ký biến
động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng
ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ
sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; [...]”
Như
vậy, việc bạn mua nhà thì phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất do chuyển
quyền sử dụng đất do chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất.
3.
Thời hạn đăng ký biến động đất đai khi mua bán nhà đất là bao lâu?
Theo
Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ – CP quy định:
“i) Đăng ký biến động do đổi tên
người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình
dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế
quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản
gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 10 ngày;”
Như
vậy, theo quy định của luật đất đai hiện hành thì việc bạn mua nhà thì phải
đăng ký biến động quyền sử dụng đất do đổi tên người sử dụng, chủ sở hữu tài
sản gắn liền với đất được tiến hành trong thời hạn là không quá 10 ngày kể từ
ngày có biến động.
Trường
hợp của bạn, bạn mua nhà trong vòng hơn 1 tháng chưa đăng ký biến động đất đai
được xem là đã muộn so với quy định.
4.
Mua bán nhà đất không đăng ký hoặc đăng ký muộn có bị phạt không?
Điểm
a Khoản 1 Điều 6 quy định áp dụng mức phạt tiền như sau:
“ a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II
của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm
b khoản này; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá
nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;”
Căn
cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 Nghị định 91/2020/NĐ – CP quy định mức phạt hành
chính đối với việc không đăng ký như sau:
“ 2. Trường hợp không
thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95
của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì
hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000
đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn
quy định tại khoản
6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực
hiện đăng ký biến động;
b) Phạt tiền từ 2.000.000
đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy
định tại khoản
6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực
hiện đăng ký biến động.
3. Trường hợp không thực
hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu
vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp
tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. “
Như
vậy, mức xử phạt việc không đăng ký biến động đất đai còn phụ thuộc vào khu vực
nhà đất của bạn ở nông thôn hay thành thị, mỗi khu vực sẽ có mức phạt khác
nhau.
Thời
gian của bạn đã quá hạn nhưng vẫn chưa bị phạt cảnh cáo do đó, bạn cần phải đi
đăng ký biến động đất đai để tránh bị phạt.
5.
Hồ sơ đăng ký biến động đất đai
Tại
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT – BTNMT quy đinh hồ sơ nộp khi thực hiện thủ
tục chuyển nhượng, trong trường hợp của bạn hồ sơ gồm có:
1. Đơn đăng ký biến động
đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
2. Hợp đồng, văn bản về
việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất theo quy định.
3. Bản gốc Giấy chứng
nhận đã cấp;
4. Văn bản chấp thuận của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng.
5. Văn bản của người sử
dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng đối
với trường hợp chuyển nhượng bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài
sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.
Hy vọng
rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để
giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự
việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế
Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở
chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
Địa chỉ
PNV: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội.
Bạn cũng
có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân
trọng cảm ơn!