I. Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Hình sự 2015 (Sửa đổi bổ sung 2017).
- Bộ Luật Dân sự 2015.
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Sửa đổi bổ sung 2020).
( Luật XLVPHC 2012)
II. Nội dung:
Pháp luật Việt Nam chia ra thành các mức độ tuổi cụ thể để phân định các trách nhiệm pháp lý cho từng độ tuổi. Các độ tuổi bao gồm: Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người người đủ 18 tuổi.
A, Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi:
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng cho người đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi khi thực hiện các hành vi của tội phạm rất nghiêm trọng(BLHS 2015) do cố ý. Khi người dưới 12 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (BLHS 2015) do cố ý sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 90, 92 LXLVPHC 2012).
Theo đánh giá của đa số các quốc gia, người ở trong độ tuổi này vẫn chưa hoàn toàn có thể tự lập cả về nhận thức và năng lực của bản thân. Hầu hết những người trong độ tuổi này vẫn phải sống phụ thuộc vào bố mẹ hoặc người giám hộ. Việc nhận thức của bản thân về mọi thứ còn rất non nớt trong khi cơ thể chưa phát triển hoàn toàn. Việc khi cơ thể và tư tưởng còn rất non nớt như vậy hoàn toàn không thể chịu được các trách nhiệm hình sự như phạt tù, tử hình hay cải tạo không giam giữ. Bản thân còn phải sống phụ thuộc nên việc bị xử phạt hành chính phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán phí thanh toán là hoàn toàn bất khả thi và hoàn toàn không mang tính nhân đạo. Áp dụng các biện pháp giáo dục vừa là để tập trung giáo dục lại nhận thức, vừa để đảm bảo không thể tiếp tục vi phạm khi vẫn còn ở trong độ tuổi luật định
B, Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi:
Theo Luật XLVPHC 2012, Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi:
- Bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.
- Áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi
+ Thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm nghiêm trọng do cố ý
+ Có dấu hiệu tái phạm trên 02 lần trong thời gian 06 tháng đối với vi phạm hành chính pháp luật quy định cụ thể. (Điều 90 Luật XLVPHC 2012).
- Áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng khi:
+ Thực hiện các hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại BLHS 2015 do cố ý (Ngoại trừ các trường hợp BLHS 2015 có quy định khác)
+ Có dấu hiệu tái phạm tội phạm tại điều 90 Luật XLVPHC 2012 mà trước đó đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn.
Theo Bộ Luật Hình sự 2015 người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi:
- Phải chịu trách nhiệm hình sự các tội cụ thể như: tội giết người, tội cố ý gây thương tích, hiếp dâm,…. (Khoản 2, Điều 12 BLHS 2015)
- Vi phạm các tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của BLHS 2015.(điểm a,b,c,d,đ,e Khoản 2, Điều 12 BLHS 2015).
Độ tuổi này là tuổi dậy thì của phần lớn con người, thể chất và đặc biệt là tâm lý phát triển mạnh vào thời điểm này. Những chủ thể ở độ tuổi này đã phải chịu một phần trách nhiệm hình sự đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đối với Pháp luật Hình sự quy định. Ngoài trách nhiệm hình sự vẫn giữ một số biện pháp xử lý hành chính với mục đích giáo dục và cải tạo với các tội cụ thể. 
C, Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi:
Theo Luật XPVPHC 2012 người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi:
- Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính.
- Có dấu hiệu vi phạm hành chính bị lập biên bản hành chính 02 lần và vi phạm lần thứ 3 trong vòng 06 tháng nhưng không phải tội phạm và phù hợp với các trường hợp pháp luật quy định, thì bị áp dụng: Biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Theo Bộ Luật Hình sự 2015, người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi:
- Phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (trừ những tội phạm mà Bộ luật có quy định khác)
Độ tuổi này con người đã phát triển hoàn toàn về cả nhận thức và cơ thể hiện tại chủ thể có thể nhận thức được các hành vi của bản thân và tự chịu được trách nhiệm được hành vi của bản thân. Song trong quy định của pháp luật cũng có các nguyên tắc xử lý riêng đối với những người phạm tội dưới 18 tuổi mục đích chính là giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh trở thành công dân có ích cho xã hội.
Người trên 18 tuổi hoàn toàn chịu các trách nhiệm pháp lý của những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng bị xử lý hình sự hoàn toàn theo luật. Riêng trong Luật Dân sự 2015 có quy định cụ thể :”Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên” có thể thực hiện các quyền lợi liên quan đến dân sự và các quy định khác
VD: Lập di chúc, bầu cử,…..
Cây bút trẻ - Thái Phạm.

Hi vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0982.033.335 hoặc Email: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!