Câu hỏi: Xin chào Luật Hồng Thái, cho tôi hỏi: Bố tôi mất từ năm 2010 ở quê do già yếu, gia đình mải lo hậu sự nên chưa báo tử lên chính quyền địa phương. Đến nay, chúng tôi mới biết cần phải làm khai tử cho bố, vậy tôi cần làm những gì? Xin cảm ơn.
Căn cứ
pháp lý:
- Luật Hộ tịch 2014;
- Nghị
định 123/2015/NĐ-CP;
-
Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Nội dung
Có thể đăng ký khai tử cho người mất đã lâu mà
không có giấy báo tử?
Căn
cứ theo Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về đăng ký khai tử:
“Việc
đăng ký khai tử được thực hiện theo quy định tại Mục 7 Chương II Luật hộ tịch
và hướng dẫn sau đây:
1.
Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy
tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số
123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ,
tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ
chứng minh sự kiện chết.
2.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ
chứng minh theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ
không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ
chối đăng ký khai tử.”
Như
vậy, có thể đăng ký khai tử cho người đã mất từ lâu. Nếu không có giấy báo tử
hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử, người yêu cầu phải cung cấp được minh chứng
do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp/xác nhận; nếu không thì cơ quan đăng ký hộ
tịch sẽ từ chối đăng ký khai tử cho người đã mất.
Giấy tờ thay thế giấy báo tử bao gồm?
Căn
cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch, giấy tờ thay
thế Giấy báo tử là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
-
Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
-
Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử
hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
-
Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực
của Tòa án thay Giấy báo tử;
-
Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết
đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết
quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
-
Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
Như
vậy, theo nguyên tắc, người mất mất tại đâu thì cơ quan nơi người mất sẽ cấp giấy
xác nhận, bao gồm: Thủ trưởng cơ sở y tế, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình,
Tòa án (Bản án, Quyết định có hiệu lực), cơ quan công an, Cơ quan giám định
pháp y, UBND cấp xã.
Trong
trường hợp của bạn, nếu bố của bạn mất tại quê nhà do già yếu thì cách đơn giản
nhất, bạn có thể xin xác nhận của UBND cấp xã nơi bố bạn mất.
Đăng ký khai tử cho người đã mất ở đâu?
Theo
Điều 32 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đăng ký khai tử được quy định như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối
cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định
được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người
đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.”
Theo
đó, người yêu cầu đăng ký khai tử cho người đã mất có thể đăng ký tại UBND cấp
xã nơi cư trú cuối cùng của người mất.
Để
biết nơi cư trú cuối cùng của người đã mất, bạn có thể xem trên CCCD/CMND hoặc
sổ hộ khẩu/giấy xác nhận thông tin cư trú.
Trong
trường hợp không thể xác định được nơi cư trú cuối cùng của người mất, UBND cấp
xã nơi người mất sẽ thực hiện đăng ký khai tử.
Hồ sơ đăng ký khai tử cho người đã mất từ lâu
Theo
quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hộ tịch 2014, trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của
người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có
người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách
nhiệm đi khai tử.
Như
vậy, bố của bạn đã mất từ 2010 mà chưa đăng ký khai tử thì trường hợp này, bạn
đã đăng ký khai tử quá hạn.
Hồ
sơ đăng ký khai tử cho người đã mất từ lâu, không có giấy báo tử bao gồm:
-
Tờ khai đăng ký khai tử
-
Đơn giải trình đăng ký khai tử quá hạn
-
Giấy tờ thay thế giấy báo tử
-
Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục
-
CCCD/CMND của người thực hiện thủ tục
-
Ảnh chụp bia mộ của người đã mất (chụp rõ nét) (nếu có)
Như
vậy, bạn hoàn toàn có thể đăng ký khai tử cho bố đã mất từ lâu, tuy nhiên cần
có căn cứ, bằng chứng để cơ quan hộ tịch xác nhận thông tin.
Cho
dù vậy, chúng ta nên thực hiện báo tử, đăng ký khai tử sớm nhất có thể, trong
thời hạn luật định (15 ngày kể từ ngày người mất mất) để tránh thủ tục xác nhận
rườm rà, mất thời gian và chi phí.
HV
Hy
vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải
quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ
pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn
bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư
chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài
tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa
chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn
cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
-
Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
-
Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
-
Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
-
Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
-
Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
-
Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân
trọng cảm ơn!