Việc nhường đường cho xe cứu thương nói riêng và các loại xe ưu tiên khác nói chung (xe chữa cháy, xe công an, xe hộ đê...) là một trong những quy định bắt buộc khi tham gia giao thông. Rất nhiều người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường cố tình cản trở hoặc không nhường đường cho xe cứu thương khi đang thực hiện nhiệm vụ, gây ra những khó khăn nhất định trong di chuyển và thực hiện nhiệm vụ. Vậy tài xế trong trường hợp này sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
- Luật giao thông đường bộ 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2018, năm 2019.
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
II. Nội dung
Theo quy định tại Điều
22 Luật giao thông đường bộ 2008, xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu
là xe được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng
nào tới. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008
quy định:
“3.
Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh
chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.
Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.”
Theo đó, khi thấy có
tín hiệu của xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu, các phương tiện đang di
chuyển cần giảm tốc độ, tránh hoặc dừng sát lề đường bên phải để nhường đường,
không gây ra bất cứ cản trợ nào cho xe cứu thương, đảm bảo tiến độ thực hiện
nhiệm vụ. Như vậy, tài xế lái xe cố tình không nhường đường hoặc gây cản trở
cho xe ưu tiên là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào mức từng độ thiệt hại, mức
xử phạt đối với hành vi này là sẽ khác nhau.
1. Xử phạt hành chính
Nếu hành vi trên chưa gây hậu quả nghiêm trọng, người điều khiển xe sẽ bị
xử phạt hành chính.
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự
xe ô tô:
Điểm b, Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung
bởi Nghị định 123/2021 quy định mức phạt từ 6.000.000 đồng đến
8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe khi có hành vi:
“b, Không nhường đường hoặc gây cản trở xe
được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;”
Như vậy, tài xế lái xe ô tô có thể bị phạt
hành chính số tiền lên đến 8.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều
khiển xe còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định tại
điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đối với người điều
khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô
và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Người điều khiển xe
máy, xe đạp điện trong trường hợp này sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
2.000.000 đồng khi thực hiện hành vi cố tình cản trở hoặc không nhường đường
cho xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ theo điểm b, Khoản 5 Điều 6 Nghị định
100/2019/NĐ-CP:
“5.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
b) Không nhường
đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm
nhiệm vụ.”
Ngoài việc bị phạt tiền,
người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại điểm b Khoản 10 Điều
6 Nghị định này.
2. Xử lý hình sự
Nếu hành vi cố ý
không nhường đường, cản trở xe cứu thương khi đang phát tín hiệu ưu tiên thực
hiện nhiệm vụ cấp cứu gây ra hậu quả nghiêm trọng như chết người do không cấp cứu
kịp thời; gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe từ 61% trở lên; gây thiệt hại
về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên thì đã có dấu hiệu của tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ
sung 2017). Theo đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng do hành vi gây ra, thì mức xử
phạt sẽ khác nhau. Mức xử phạt nhẹ nhất là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm
đến 05 năm khi làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;... (Khoản 1 Điều
260). Mức xử phạt cao nhất mà người điều khiển xe có thể bị áp dụng lên đến 15
năm tù tùy vào mức độ phạm tội.
Ngoài ra, người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm
Ở góc độ pháp lý,
hành vi cố tình không nhường đường hoặc cản trợ xe cứu thương đang thực hiện
nhiệm vụ cấp cứu là hành vi vi phạm pháp luật; có thể bị xử phạt hành chính hoặc
xử lý hình sự tùy theo mức thiệt hại gây ra. Ở góc độ xã hội, việc cản trở xe cấp
cứu đang chở bệnh nhân là một hành vi trái đạo đức, thiếu trách nhiệm với tính
mạng của người khác. Đây là hành vi đáng lên án và xử phạt nghiêm minh để người
dân có ý thức hơn trong việc điều khiển xe trên đường khi gặp xe cứu thương
đang thực hiện nhiệm vụ để tránh xảy ra những thiệt hại về người không đáng có.
Trên
đây là câu trả lời của chúng tôi cho thắc mắc của bạn. Nếu còn bất kỳ vướng mắc
gì liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ 0976933335 -
0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com.
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng,
Thanh Xuân).
Bạn
cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Đất đai- 0976.933.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335 Thu