Hiện nay, tình trạng cha, mẹ bắt con đi bán hàng rong kiếm sống không còn xa lạ tại các thành phố lớn, đặc biệt là các địa điểm du lịch nổi tiếng. Tại Sa pa, có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những đứa trẻ chèo kéo khách du lịch mua đồ hoặc xin tiền mà người đứng sau chính là cha, mẹ của chúng. Ngày 24/3/2023, UBND thị xã Sa Pa đã xử phạt hành chính người mẹ 22 triệu đồng vì bắt 2 con nhỏ đi bán hàng rong để kiếm tiền. Vậy quy định cụ thể của pháp luật về xử phạt hành vi này như thế nào? Luật Hồng Thái sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết sau đây nhé.

I.
Căn cứ pháp lý:
- Luật
trẻ em 2016
- Nghị
định 130/2021/NĐ-CP.
II. Nội dung
Theo quy định tại Luật Trẻ em 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi. Điều 26
quy định, trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động:
“Điều 26. Quyền được bảo vệ để
không bị bóc lột sức lao động
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới
mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi,
quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của
pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến
nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.”
Theo đó, trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột
sức lao động, không phải lao động trước tuổi. Do vậy, cha, mẹ bắt con đi bán
hàng rong để kiếm tiến là vi phạm quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao
động của trẻ em, cũng thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo Khoản 3 Điều
6 Luật Trẻ em 2016:
“Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm
dụng, bóc lột trẻ em.”
Hành vi cha, mẹ bắt con đi bán hàng rong kiếm tiền đã gây ra hình ảnh xấu
trong mắt khách du lịch, khi những đứa trẻ liên tục lôi kéo khách hàng mua đồ;
lợi dụng sự đồng cảm, thương hại để xin tiền; đeo bám theo khách hàng cho đến
khi đạt được mục đích. Những đứa trẻ đi bán hàng rong sẽ được cha, mẹ đi cùng
nhưng chỉ ngồi một chỗ để nhắc nhắc khi cần thiết. Hành vi này của cha, mẹ đồng
thời cũng ảnh hưởng đến những đứa trẻ đó khi chúng phải nghỉ học để thay cha, mẹ
kiếm sống.
Vậy cha, mẹ thực hiện hành vi
trên bị xử phạt như thế nào?
Theo điểm c, Khoản 3 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chinh trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em; hành vi bắt
trẻ em lao động trước tuổi sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng:
“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng
đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Bắt trẻ em lao động trước tuổi,
quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của
pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân
cách và sự phát triển của trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng trẻ
em làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép thì bị xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng;”
Như vậy, cha, mẹ bắt con nhỏ đi bán hàng rong kiếm sống có thể bị xử phạt
hành chính lên đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung bao gồm
tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm theo
Khoản 4 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP. Các vật dụng các em mang đi để chào
bán như móc khóa, bông tăm và các vật dụng khác sẽ bị tịch thu theo quy định
này.
Bên cạnh đó, cha, mẹ phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được và buộc mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh
cho trẻ em (nếu có).
Có thể nói, hành vi trên là hành vi vi phạm đạo đức, chuẩn mực xã hội. Những
đứa trẻ phải bán hàng ngay cả khi thời tiết khắc nghiệt, thậm chí phải nghỉ học
để kiếm sống thay cho cha, mẹ. Do vậy, các chính quyền địa phương đặc biệt là
các khu du lịch nổi tiếng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
tới người dân. Đối với khách du lịch, hãy thông báo ngay đến chính quyền địa
phương nếu bạn bắt gặp tình trạng này để có thể góp phần bảo vệ quyền trẻ em, đẩy
lùi vấn nạn này.
Trường hợp cha, mẹ không thể chăm lo, săn sóc con cái thì có thể đưa trẻ
vào các cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội để đảm bảo cho trẻ có một cuộc sống tốt
hơn, được sống đúng với lứa tuổi của mình!

Trên đây là câu trả lời của
chúng tôi cho thắc mắc của bạn. Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì liên quan đến vấn đề
này vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc
E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38
Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo
thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335
Thu