Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hàn thì Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Hãy cùng Luật Hồng Thái đi tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ theo quy đinh
tại khoản 1 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
"Điều 38. Thẩm
quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức
tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này
nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt
được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật
này.
..."
Theo đó, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành chính theo Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính
2012
-
Mức xử phạt
tối đa Chủ tịch UBND cấp xã có thể áp dụng.
Căn cứ theo quy định tại
Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
"Điều 52. Nguyên
tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của
Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá
nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm
quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật
này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt
tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy
định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền
phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có
thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi
phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định
áp dụng trong nội thành.
2. Thẩm quyền phạt tiền
quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền
phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản
lý nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm
hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm
hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
..."
Tại khoản 2 Điều 78
Nghị định 16/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 78. Thẩm quyền
xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến
10.000.000 đồng.
3. Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng.
4. Áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 4 Điều 4 Nghị
định này."
Như vậy, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt hành chính cao nhất là 5 triệu đồng đối với
cá nhân và 10 triệu đồng đối với tổ chức.
Trên đây là bài tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Quốc
Tế Hồng Thái Và Đồng Nghiệp
Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì liên quan đến vấn đề này vui
lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình -
0976.933.335
Đức Toàn