Hóa đơn đỏ và hóa đơn bán hàng là hai thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực kế toán và kinh doanh. Vậy sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này là như thế nào? Mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu trong bài viết sau đây.
I. Căn cứ pháp lý:
Nghị
định 123/2020/NĐ-CP
II.
Nội dung:
1.
Hóa đơn đỏ là gì?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy
định: “Hóa đơn là chứng từ kế toán
do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán
hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử
hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in”
Hóa đơn đỏ hay còn được gọi là hóa đơn giá
trị gia tăng hay hóa đơn VAT. Đây là một loại chứng từ do Bộ Tài chính phát
hành hoặc doanh nghiệp tiến hành tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu với Cơ
quan thuế. Hóa đơn đỏ do người bán lập, xuất cho người mua hàng hóa, dịch vụ để
ghi nhận giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung cấp để phục vụ cho việc kê
khai, nộp thuế giá trị gia tăng.
2.
Sự khác biệt giữa hóa đơn đỏ và hóa đơn bán hàng:
Sự khác biệt chính giữa hóa đơn đỏ và hóa
đơn bán hàng là trong quy trình phát hành và quản lý. Hóa đơn đỏ được phát hành
bởi các cơ quan thuế hoặc các đơn vị được ủy quyền và thông thường yêu cầu các
thông tin chi tiết về giao dịch và các bên liên quan. Hóa đơn đỏ còn được coi
là bằng chứng về việc công ty hoặc doanh nghiệp đã thanh toán thuế và tuân thủ
quy định về kế toán. Trong khi đó, hóa đơn bán hàng thường do chính người bán tạo
ra và quản lý. Thông tin trên hóa đơn bán hàng thường ít chi tiết hơn và không
mang giá trị pháp lý tương tự như hóa đơn đỏ.
Về
đối tượng lập hóa đơn:
2.1. Đối tượng lập hóa
đơn bán hàng:
-
Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử
dụng cho các hoạt động:
+
Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
+
Hoạt động vận tải quốc tế;
+
Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
+
Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
-
Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào
nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong
khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài,
trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá
nhân trong khu phi thuế quan”.
2.2. Đối tượng lập hóa
đơn đỏ:
Hóa
đơn đỏ là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
-
Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
-
Hoạt động vận tải quốc tế;
-
Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
-
Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy,
hóa đơn đỏ là một loại hóa đơn có giá trị pháp lý, thường được sử dụng trong
các giao dịch chính thức và được xem là hóa đơn chứng từ cho các công ty và
doanh nghiệp. Còn hóa đơn bán hàng là một loại hóa đơn thông thường được sử
dụng trong các giao dịch bình thường của cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp
nhỏ.
Trên đây là nội dung pháp luật về sự khác nhau giữa hóa đơn đỏ và
hóa đơn bán hàng mà Luật Hồng Thái muốn chia sẻ tới bạn đọc. Chúng tôi luôn đồng
hành, hỗ trợ cùng bạn đọc giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý.
Nếu có bất kỳ vướng mắc vui lòng liên
hệ 0976933335 - 0982033335 hoặc qua E-mail: luathongthai@gmail.com để
được hỗ trợ nhanh nhất.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối
đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư
vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn
nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335