Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Xử lý như thế nào khi bạn đã mua nhà đất nhưng người bán không chịu dọn đi ?

(Số lần đọc 26)
Tình huống : luật sư cho tôi hỏi tôi dã mua nhà đất của anh A . Thủ tục giấy tờ đã sang tên xong cả. Tuy nhiên, 1 tháng kể từ ngày sang tên mà anh A vẫn chưa dọn khỏi ngôi nhà đó! Tôi có dọa báo công an thì anh A ý cần thời gian để chuyển đồ của anh ý ra ngoài!(hiện giờ vẫn còn nhiều đô của anh A trong nhà)!Anh A còn dọa lại tôi nếu tôi có động vào đồ của anh ý thì anh ý sẽ gán cho tôi tội ăn cắp, ăn trộm. Vậy tôi phải làm thế nào mới đuổi được anh A đi! Nếu kiện lên tòa mất bao lâu được dọn vào nhà mới ở ? Rất mong luật sư giúp đỡ ạ !

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Luật đất đai 2013

Luật nhà ở 2014

Nghị định 08/2020/nđ-cp

1. Kiểm tra Hợp đồng Mua Bán:

Đầu tiên, hãy kiểm tra hợp đồng mua bán và xác định hợp đồng này có hiệu lực và đúng quy định pháp luật không? Căn cứ theo điều 117 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Qua đó, để hợp đồng có hiệu lực pháp luật, hợp đồng phải thỏa mãn 3 vấn đề sau:

- Điều kiện về chủ thể

- Điều kiện về nội dung hợp đồng

- Điều kiện về hình thức hợp đồng

 

Nếu hợp đồng đã phát sinh hiệu lực thì cần đọc thật kỹ các điều khoản trong hợp đồng! Nếu có bất kỳ điều khoản nào liên quan đến thời gian chuyển nhượng và việc anh A phải dọn đi thì cần kiểm tra thật kỹ !

2. Liên hệ trực tiếp với anh A để tìm kiến biện pháp thỏa thuận hoặc hòa giải

Hiện nay, phí để giải quyết các vụ án liên quan đến bất động sản không hề rẻ.Tuy nhiên, hầu hết trong các vụ kiện dân sự, hòa giải trong tố tụng là thủ tục bắt buộc. theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự 2015 như sau:

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau; về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này

 

Đây chính là một trong những cơ hội tốt để các bên có thể tiến hành thỏa thuận; và thống nhất ý chí. Trước khi tòa án tiến hành xét xử vụ án, vụ việc trên cơ sở pháp luật. Đồng thời việc này; cũng giúp cho các bên có thể tiết kiệm được nhiều chi phí về án phí dân sự trong tố tụng.Vì vậy, hãy thử liên hệ trực tiếp với anh A để thảo luận về tình hình và xem liệu có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình không.

!!! Lưu ý: Lưu giữ bằng chứng về tất cả các cuộc gọi, tin nhắn hoặc email giữa bạn và anh A để có bằng chứng cho mọi đe dọa hoặc thỏa thuận.

3: Nếu không đạt được thỏa thuận thì sẽ làm thủ tục sau:

Trường hợp chủ nhà không có ở nhà, chúng ta thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Thay toàn bộ ổ khóa trong nhà hoặc các ổ khóa cửa chính để tránh anh A vào nhà.

- Bước 2: Mời thừa phát lại tới lập vi bằng với mục đích việc lập vi bằng là mở khóa ngôi nhà, tiến hành vào nhà và ghi nhận trong nhà có tài sản gì ? để tránh trường hợp chủ nhà tố cáo chúng ta tự ý nhà, ăn cắp đồ đạc, dụng cụ của họ,….

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP: Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Bước 3: Sau khi lập vi bằng thì tiến hành niêm phong toàn bộ tài sản và bàn giao lại cho chủ nhà.

Qua sự việc trên, chúng ta đã thành người chiếm hữu ngồi nhà đó, về mặt giấy tờ mình đã đứng tên ngồi nhà đó rồi. Nếu họ muốn ngôi nhà đó thì họ phải tiến hành khởi kiện. Tuy nhiên lúc này vấn đề họ kiện sẽ không có cơ sở. Do đó, chúng ta sẽ khả năng lớn để thắng kiện.

 

Tuy nhiên, trường hợp mà chủ nhà không ra khỏi nhà, thì chúng ta sẽ khởi kiện đòi nhà. Điều luật quy định về đòi nhà thuộc quyền sở hữu của mình là Điều 167 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu. Điều này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối với tài sản của mình.Các bước khỏi kiện đòi nhà gồm:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, bao gồm đơn khởi kiện, tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, hợp đồng, văn bản cho mượn nhà (nếu có), bản sao giấy tờ tùy thân.

- Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Bạn có thể nộp hồ sơ bằng nhiều phương thức như trực tiếp, qua bưu điện, qua mạng internet, qua ứng dụng điện thoại di động.

- Bước 3: Tòa án tiếp nhận và thụ lý hồ sơ khởi kiện. Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ, thông báo cho bị đơn và các bên liên quan, yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu sót, quyết định thụ lý hoặc từ chối thụ lý hồ sơ.

- Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Tòa án sẽ thông báo cho các bên về thời gian, địa điểm xét xử, yêu cầu các bên chuẩn bị các chứng cứ, lập luận, chứng tỏ quyền lợi, nghĩa vụ của mình.

- Bước 5: Xét xử sơ thẩm. Tòa án sẽ tiến hành xét xử theo thủ tục công khai, công bằng, nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi của các bên. Tòa án sẽ xem xét các chứng cứ, lắng nghe các bên tranh luận, đối chất, đưa ra phán quyết.

- Bước 6: Thi hành án. Tòa án sẽ giao cho cơ quan thi hành án thực hiện việc thi hành án đối với bên thua kiện, bắt buộc bên đó trả lại nhà cho bên thắng kiện.

Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật của Luật Hồng Thái về thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện theo quy định pháp luật Việt Nam.

Chúng tôi luôn đồng hành, hỗ trợ cùng bạn đọc giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý. Nếu có bất kỳ vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 hoặc qua E-mail: luathongthai@gmail.com để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:

Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335

Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335

Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335

- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987

Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp -  0962.893.900

Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai?
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai ?
Cấp lại sổ đỏ do bị mất?
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận?
Trình tự thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai?
Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất?
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất được quy định như thế nào?
Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở?
Phân biệt thu hồi đất và trưng dụng đất?
Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai được quy định như thế nào?
 
Tin nhiều người quan tâm
Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được hưởng quyền và nghĩa vụ gì?
Hợp tác xã là gì? Liên hiệp hợp tác xã là gì? Quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác...
 
Làm thẻ căn cước có phải về quê không ?
Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước...
 
Tài sản đứng tên một người, có phải là tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản...
 
Trăn trở của bao cặp vợ chồng: Có nên ly hôn khi không còn tình cảm?
 
Nguyên nhân, thực trạng ly hôn hiện nay và đưa ra giải pháp hạn chế thực trạng này.
Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp hài hòa lợi ích...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software