Mạng xã hội là một xã hội thu nhỏ và đang dần trở nên phổ biến trong cuộc sống của hầu hết mọi người. Mạng xã hội không chỉ phản ánh mọi khía cạnh của đời sống thực mà còn có thể gây ra hoặc tác động không nhỏ đến cuộc sống thực. Thời gian qua có một số cá nhân đã sử dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, trái pháp luật nhằm thu hút người theo dõi.
Nguồn: Internet
Tình huống: A đã tạo lập fanpage và nhóm có số lượng người theo dõi, thành viên lớn. Sau đó, Q lên mạng xã hội tìm kiếm các hình ảnh, video clip thanh, thiếu niên lái xe máy không đội mũ bảo hiểm, tụ tập đua xe, mang hung khí (đao kiếm, dao phóng)... và tải về, đăng tải lên các trang, nhóm do Q quản trị nêu trên để thu hút người theo dõi.
I. Căn cứ pháp lý
Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 (sửa đổi, bổ sụng tại Nghị định
14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022).
II. Nội dung
Tạo lập trang, nhóm đăng tải thông tin kích động bạo lực trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật?
Tạo lập
trang, nhóm đăng tải thông tin kích động bạo lực trên mạng xã hội là hành vi vi
phạm hành chính về cung cấp, chia sẻ thông tin kích động bạo lực, tệ nạn xã hội
trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Theo Nghị định
15/2020/NĐ-CP, hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém
giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây
hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc
là hành vi vi phạm hành chính.
Xử phạt đối với hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin kích động bạo lực, tệ
nạn xã hội như thế nào?
Căn cứ điểm
d, Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 (sửa đổi, bổ sung tại
Nghị định 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022) quy định như sau:
“Điều 101.
Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông
tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
...
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang
mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục
vụ đánh bạc”
Ngoài xử phạt hành chính thì hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin, kích động
lực, tệ nạn xã hội còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" quy định
tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
“1.
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ
50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ
quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những
thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường
hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi
hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên
mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02
năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn
thông;
c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm
phạm tự sát;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn
xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
g) Dẫn đến biểu tình.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Tại Khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP(sửa đổi, bổ sung tại Nghị định
14/2022/NĐ-CP) áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm
pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.
à Như vậy, hành vi tạo lập
trang, nhóm đăng tải thông tin kích động bạo lực trên mạng xã hội của Q sẽ bị xử
phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và đồng
thời buộc phải gỡ bỏ toàn bộ bài đăng sai sự thật vi phạm pháp luật.
Mạng xã hội
là một xã hội thu nhỏ và đang dần trở nên
phổ biến trong cuộc sống của hầu hết mọi người. Mạng xã hội không chỉ phản ánh mọi khía cạnh của đời sống thực mà
còn có thể gây ra hoặc tác động không nhỏ đến cuộc sống thực. Việc chia sẻ,
đăng tải và phát ngôn thông tin trên mạng là quyền tự do của mỗi người nhưng mỗi
người phải chịu trách nhiệm về những thông tin do mình đăng tải và cần tỉnh táo
khi tiếp nhận, chia sẻ các thông tin để giảm thiểu tối đa các vi phạm có thể xảy
ra.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Hồng
Thái về vấn đề của bạn. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn có
cái nhìn đầy đủ và toàn diện nhất về vấn đề trên. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui
lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc
E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng
cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo
thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực
dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực
Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực
Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và
quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực
Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực
Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335
V.A