Căn cứ pháp lý
Nội dung
Tranh chấp quyền sử dụng đất là gì?
Đất là một loại tài sản đặc biệt, nó không thể di chuyển hay mang theo như những loại tài sản khác, cho nên tranh chấp đất đai có phần khác biệt hơn so với các loại tranh chấp khác. Loại tranh chấp này được Luật đất đai quy định riêng khái niệm về nó. Cụ thể, tại khoản 24 điều 3 luật đất đai 2013 đã định nghĩa rõ về khái niệm tranh chấp đất đai:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”
Trình tự giải quyết tranh chấp bằng toà án?
Khi các bên hoà giải tại UBND nhưng không thành, các bên có quyền gửi đơn lên toà để giải quyết vụ việc.
Trước hết, người khởi kiện cần đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện (về chủ thể, về thẩm quyền toà án, về chứng cứ chứng minh,...) để nộp đơn khởi kiện. Người khởi kiện có thể gửi đến đơn và hồ sơ gửi kiện bằng 1 trong 3 hình thức sau:
Nộp trực tiếp tại tòa án: Toà án phải có trách nhiệm cấp giấy xác nhận ngay cho người khởi kiện.
Nộp qua đường bưu điện: Trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận đơn, toà án có trách nhiệm thông báo xác nhận đã nhận đơn tới người nộp.
Nộp qua cổng thông tin của toà án: Toà án phải có trách nhiệm thông báo xác nhận ngay cho người khởi kiện.
Sau khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện phải chờ thời gian tòa án xem xét thụ lý vụ án và nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn giảm án phí theo quy định của pháp luật). Trong thời gian 3 ngày, kể từ ngày nhận đơn, Chánh án toà án có trách nhiệm phân công 01 thẩm phán để xử lý. Đối với vụ án mang tính phức tạp, Chánh án cần bổ sung thêm 01 thẩm phán dự khuyết. Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra quyết định thụ lý hay trả lại vụ án theo đúng điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định.
Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, vụ án sẽ được giải quyết tại cấp sơ thẩm. Nếu bản án sơ thẩm được đưa ra không được 1 trong 2 bên thoả mãn thì bên đó có quyền nộp đơn lên tòa án cấp cao hơn để xét xử lại theo đúng trình tự của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Hồ sơ tài liệu cần thiết
Căn cứ vào khoản 5 điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.”
Hy vọng rằng qua bài viết bên trên, Quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: Số 323 Nhân Trạch – Phú Lương – Hà Đông - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!