Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin
Thông tư 46/2018/TT-BTC ngày 14/5/2018 quy định chi tiết chi phí thực tế để in, sao, chụp và gửi thông tin theo quy định tại khoản 2 điều 12 Luật tiếp cận thông tin.
1. Công dân được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp luật khác có quy định.
2.Người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin.
Như vậy công dân khi yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin thì không phải trả phí, lệ phí mà chỉ phải trả chi phí thực tế để in sao, chụp. gửi thông tin.
Theo phụ lục tại Thông tư 46/2018 thì chi phí photo đen trắng một trang A4 là 3.000 đồng; phí photo màu 18.000 đồng mỗi trang; phí in từ phim, ảnh gốc 36.000-135.000 đồng, in sao tài liệu ghi âm mỗi phút 27.000 đồng, in sao phim điện ảnh 54.000 đồng mỗi phút chiếu...
Cũng theo thông tư này thì Đối với cơ quan nhà nước cung cấp thông tin đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, mức thu như sau:
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mức thu bằng 70% mức thu quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, mức thu bằng 50% mức thu quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với người nghèo khi được tiếp cận thông tin thì có những ưu tiên đặc biệt và cách thức tiếp cận đa dạng:
Điều 2, 3 Nghị định 13/2018 quy định: Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, điều kiện khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
+ Thông qua Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (nếu có);
+ Thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương và các hệ thống truyền phát tin; các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và các phương tiện thông tin đại chúng...
+ Tài liệu bằng tờ rơi, nếu cần thiết truyền tải bằng tiếng dân tộc.
Người khuyết tật được tạo điều kiện sử dụng các thiết bị nghe, nhìn, các thiết bị phụ trợ và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để tiếp cận thông tin theo yêu cầu.
Cơ quan cung cấp thông tin phải bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người khuyết tật gặp khó khăn trong việc điền phiếu, ký phiếu yêu cầu cung cấp thông tin hoặc khó khăn trong việc tiếp cận thông tin....
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Các bài viết liên quan: