Lấn chiếm là một trong những hình thức tranh chấp đất đai thường gặp nhất trong cuộc sống. Hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm và được quy định cụ thể trong Luật đất đai cùng các văn bản hướng dẫn. Vậy lấn chiếm đất đai là gì? Và các hình thức lấn chiếm đất đai bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật? Dưới đây Luật Hồng Thái sẽ trình bày cụ thể về hành vi lấn, chiếm đất đai cũng như hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này.
Câu hỏi:
Xin chào luật sư, gia đình tôi có thửa đất nông nghiệp có diện
tích 150 m2 cho anh trai trồng lúa. Tuy nhiên, hiện nay gia đình tôi phát hiện ra bị hộ liền kề lấn
chiếm sang diện tích đất nhà tôi 15 m2. Vậy luật sư tư vấn cho tôi
pháp luật có quy định nào về việc xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất này
không? Tôi cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, trước hết xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi
tư vấn đến Luật Hồng Thái. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến
tư vấn như sau
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định
102/2014/ NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
2. Nội dung tư vấn
Đối với trường
hợp của bạn, hành vi mà hộ liền kề đã lấn chiếm sang diện tích đất nhà bạn thì
có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Pháp luật quy định
cụ thể như sau:
Điều 3 Nghị định
102/2014/NĐ – CP định nghĩa về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau:
Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới
hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho
thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng
mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho
thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Như vậy, đối với hành vi lấn, chiếm đất có thể bị xử phạt vi phạm
hành chính, mức phạt được quy định tương ứng với mức độ, tính chất của hành vi
theo Điều 10, Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
"Điều 10. Lấn, chiếm đất
......................
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi
lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất,
đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4
Điều này.
......................
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với
hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các
Khoản 1, 2 và 3 Điều này."
Như vậy trong
trường hợp của bạn, hộ liền kề đã có hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp, cụ thể
là đất trồng lúa nên có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại
tình trạng của đất hoặc buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.
Cơ quan có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp của bạn là Chủ tịch UBND cấp xã.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Khánh Ly.