Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đeo găng tay sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, những trường hợp mất không che đậy thực phẩm, ngăn chặn bụi bẩn; không đội mũ, không đeo khẩu trang, …cũng bị xử phạt.
Với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin
kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống
của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh
thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến,
cung cấp thực phẩm:
Theo Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP hành vi
người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn
móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức
ăn ngay… sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng chỉ với một trong các hành vi vi phạm
nói trên. Ngoài ra, mức phạt này cũng áp dụng cho việc bày bán, chứa thực phẩm
trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không đảm bảo vệ sinh; không có đủ dụng cụ chế
biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua
chế biến.
Bên cạnh đó, cửa
hàng ăn có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây:
- Thiết bị,
phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay không bảo đảm
vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
- Cống rãnh
thoát nước thải khu vực chế biến bị ứ đọng; không được che kín;
- Không có nhà vệ
sinh, nơi rửa tay;
- Dụng cụ thu
gom chất thải rắn không có nắp đậy.

Người chế biến thức ăn trong hàng ăn mà không đội mũ bị phạt 3 triệu đồng.
Với trường hợp kinh doanh đường phố như
bán hàng rong
Điều 16 Nghị định
115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với một số
trường hợp:
- Không có bàn,
tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán
thức ăn;
- Thức ăn không
được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
- Không sử dụng
găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng dụng cụ
chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Người đang mắc
các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được trực tiếp tham gia kinh
doanh thức ăn đường phố;
- Sử dụng phụ
gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để
chế biến thức ăn;
- Sử dụng nước
không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ
phục vụ chế biến, ăn uống;…
Như vậy, với những
người bán tủ bánh mì dọc đường, chủ xe cà phê cóc, chủ xe bán xôi dạo, bà bán
gánh bún riêu tại chợ… khi pha chế cà phê, gói xôi, múc tô bún cho khách mà
không mang găng tay, hoặc không đội mũ, không đeo khẩu trang… sẽ bị phạt vi phạm
hành chính lên đến tiền triệu.
Trúc Quỳnh

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Trình tự, thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ... |
Chơi bóng cười thì có vi phạm không? Thực tế hiện nay khi dạo lên phố ta gặp rất nhiều quán cafe cho khách đến quán sử dụng bóng cười... |
Mức phạt khi dùng chứng minh thư quá hạn Chắc hẳn nhiều người không biết thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân (CMND) là bao lâu và |