Một số điểm lưu ý của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật đối với doanh nghiệp
|
|
(Số lần đọc 1138)
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2013. Phổ biến, Giáo dục pháp luật tại doanh nghiệp là tác động có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp nhằm trang bị cho cán bộ, nhân viên một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên chức trong doanh nghiệp về vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tạo chuyển biến cơ bản, ổn định trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, qua đó nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công nhân viên chức trong doanh nghiệp. Xác định cụ thể nội dung công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
Phổ biến, giáo dục pháp luật cần dựa trên nguyên tắc: Chính xác, đầy đủ, rõ
ràng, dễ hiểu, thiết thực và Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
Các hình thức phổ biến, giáo
dục pháp luật, phải đa dạng và phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của
đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập
quán tốt đẹp của dân tộc. Phổ
biến phải gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất
nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
Nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
cần chú ý: Một
là: Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm
pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành
chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường,
lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công
chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành. Hai là: Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế. Ba là: Ý thức tôn trọng
và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành
pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
Hình thức phổ biến gồm: Một là: Họp báo, thông cáo báo chí. Hai là: Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư
vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật. Ba là: Thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng
tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử;
niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư. Bốn là: Tổ
chức thi tìm hiểu pháp luật. Năm là:
Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở. Sáu là: Lồng ghép trong hoạt động văn
hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ
sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở. Bảy là: Thông qua chương
trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc
dân. Tám là: Các hình thức phổ biến,
giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật đem lại hiệu quả.
Trong doanh nghiệp, Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động cần tập
trung phổ biến, giáo dục pháp luật vào quyền và nghĩa
vụ của người lao động, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ
sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, pháp luật công đoàn và các quy định khác của pháp luật về lao động. Hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp được
chú trọng thực hiện thông qua việc phổ biến trực tiếp, niêm yết các quy định
pháp luật tại nơi làm việc, tủ sách pháp luật, giỏ sách pháp luật, tờ gấp, lồng
ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Người sử dụng lao động có trách nhiệm
bố trí thời gian, bảo đảm các điều kiện cần thiết để phổ biến, giáo dục pháp luật;
phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người
lao động trong doanh nghiệp. Tổ chức công đoàn có trách nhiệm chủ trì vận động
người lao động tìm hiểu, học tập pháp luật.
Trong thời gian qua, công tác giáo dục pháp luật
đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực của pháp luật. Luật phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần tích cực đưa pháp luật vào cuộc sống, tác động
toàn diện đến đối tượng từ thay đổi nhận thức đến hoạt động thực tiễn và làm
cho pháp luật trở thành qui tắc xử sự của mọi cơ quan, tổ chức và mọi công dân.
Luật sư Hồng Thái
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ
Hoạt động Đấu thầu và Đấu giá là những hoạt động diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và cả các cá nhân liên quan trong đời sống xã hội. Tuy nhiên thời gian qua có nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức, cá nhân có sự nhầm lẫn căn bản về hai khái niệm và hoạt động này.
|
HẠN CHẾ THỜI GIAN LÀM THÊM VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và thay thế cho một loạt Nghị định như: Nghị định 195/CP ngày 31...
|
CÁC GIẢI PHÁP KHI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ BIẾN ĐỘNG
Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hoá, biến động tỷ giá là vấn đề thường xuyên xẩy ra và khó tránh khỏi. Phán đoán thị trường và đưa ra dự đoán là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp
|
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao...
|
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG DOANH NGHIỆP
Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta...
|
Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu Công ty là yếu tố phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thương nhân cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc có các thông tin tương đồng nhau. Vì vậy xây dựng một thương hiệu tốt luốn gắn liền với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tránh sự xâm phạm của những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
|
Tranh chấp về đầu tư được giải quyết ở đâu?
Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư
|
Tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư
Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin được tư vấn về vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư như sau:
|
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi
|
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh về các vấn đề:
|
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
|