Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta cần nghiên cứu các văn bản pháp lý và thông lệ quốc tế để tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này.
Căn cứ khoản
3 điều 86 Bộ luật Dân sự 2005 quy định “Người đại diện theo pháp luật hoặc người
đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự”. Người đại diện theo pháp luật là người mà Công ty
đăng ký với vị trí là “người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy
đăng ký kinh doanh (thường là Giám đốc) được pháp luật hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, để đại diện cho một
cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự,
hành chính …vì lợi ích của doanh nghiệp. Trong nội bộ, người
đại diện theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều
hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu
của doanh nghiệp. Do vậy chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp chính là một công cụ nhằm thể hiện tư cách cũng như đại diện cho chính họ
cũng như cho doanh nghiệp (nếu giao dịch phát sinh vì lợi ích của doanh nghiệp)
trong việc tham gia các giao dịch.
Luật Doanh nghiệp quy định doanh
nghiệp có con dấu riêng và con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Theo Nghị định
58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, con dấu có chức năng “thể hiện vị
trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các
cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước”.
Vị trí pháp lý và khẳng định giá trị
pháp lý của con dấu được thể hiện như thế nào? Nếu một người đại diện pháp nhân
ký hợp đồng với đối tác nhưng hợp đồng không được đóng dấu của pháp nhân thì hợp
đồng có giá trị pháp lý, có hợp pháp hay không? Hiện chưa có quy định pháp luật
nào điều chỉnh hay hướng dẫn về vấn đề này. Trên thực tế rõ ràng là tất cả các
văn bản, tài liệu của các cơ quan, tổ chức đều cần được đóng dấu trên chữ ký. Nhưng
cũng không có văn bản nào nói rằng hợp đồng chỉ có chữ ký của người đại diện
theo pháp nhân mà không đóng dấu pháp nhân thì vô hiệu. Trong một số tranh chấp
mà Toà án đã giải quyết thì vẫn công nhận thỏa thuận mà chỉ có chữ ký của người
đại diện pháp nhân. Nhưng trong khâu thanh toán tài chính thì lại không được chấp
nhận, thể hiện tại khoản 1 Điều 20 Luật Kế toán (số 03/2003/QH11 ngày
17/6/2003) quy định: “Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ
kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ
hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải
thống nhất”.
Ngược lại, đôi khi chỉ cần thấy dấu
hợp lệ trên văn bản thì người tiếp nhận hồ sơ cũng không cần kiểm tra thẩm quyền
của người ký. Dường như trong suy nghĩ của đại đa số mọi người, con dấu là công
cụ bảo chứng cho chữ ký của người đứng tên trên bất kỳ văn bản nào của doanh
nghiệp. Đây là một thực trạng khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, về vấn đề này cũng
có thể nói thêm, về mặt bản chất người đại diện theo pháp luật của Công ty được
toàn quyền thay mặt công ty ký kết các hợp đồng
phát sinh quyền và nghĩa vụ của Công ty nhưng nếu họ ký hợp đồng với tư
cách cá nhân sinh lợi cho cá nhân mà không ảnh hưởng tới lợi ích của Công ty
thì hợp đồng đó hoàn toàn có thể thực hiện được.
Hiện nay, con dấu đang trở thành một
trong những nội dung ảnh hưởng đến chỉ số xếp hạng về mức độ thuận lợi của môi
trường kinh doanh tại Việt Nam.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới cũng không xem con dấu là một quy định bắt
buộc đối với doanh nghiệp. Cho nên, văn bản tài liệu của doanh nghiệp nếu không
có con dấu thì cũng không vì thế mà không có giá trị. Việc xác định chữ ký của
người có thẩm quyền sẽ được căn cứ vào kết quả giám định, chữ ký mẫu hoặc các
văn bản nội bộ của doanh nghiệp về phân định thẩm quyền. Thiết nghĩ, Nhà nước
nên bãi bỏ các quy định về con dấu của doanh nghiệp để đơn giản hóa thủ tục
hành chính và giảm bớt những rắc rối, hệ lụy không đáng có.
LS Nguyễn Hồng Thái
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ
Hoạt động Đấu thầu và Đấu giá là những hoạt động diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và cả các cá nhân liên quan trong đời sống xã hội. Tuy nhiên thời gian qua có nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức, cá nhân có sự nhầm lẫn căn bản về hai khái niệm và hoạt động này.
|
HẠN CHẾ THỜI GIAN LÀM THÊM VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và thay thế cho một loạt Nghị định như: Nghị định 195/CP ngày 31...
|
CÁC GIẢI PHÁP KHI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ BIẾN ĐỘNG
Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hoá, biến động tỷ giá là vấn đề thường xuyên xẩy ra và khó tránh khỏi. Phán đoán thị trường và đưa ra dự đoán là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp
|
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao...
|
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG DOANH NGHIỆP
Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta...
|
Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu Công ty là yếu tố phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thương nhân cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc có các thông tin tương đồng nhau. Vì vậy xây dựng một thương hiệu tốt luốn gắn liền với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tránh sự xâm phạm của những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
|
Tranh chấp về đầu tư được giải quyết ở đâu?
Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư
|
Tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư
Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin được tư vấn về vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư như sau:
|
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi
|
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh về các vấn đề:
|