Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao động trong Công ty này.
Khi
giao kết hợp đồng lao động phải bảo đảm rằng các giao kết này là có hiệu lực. Về
nguyên tắc, người không có thẩm quyền đại diện kí kết hợp đồng lao động sẽ
không làm phát sinh trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với người lao động. Ngược
lại, người lao động không thuộc đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động
thì hợp đồng lao động đã ký kết với người sử dụng lao động sẽ vô hiệu. Do vậy,
trước khi ký kết hợp đồng lao động, điều quan trọng tối thiểu cần chú ý tới
chính là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động. Nhất là đối với doanh
nghiệp, chủ thể nào có thẩm quyền ký hợp đồng lao động với người lao động? Đây
cũng là một vướng mắc trong các doanh nghiệp hiện nay.
Hợp
đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về
việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của
mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 15 Bộ luật lao động năm 2012).
Trong
doanh nghiệp, ai là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động với người lao
động? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số
44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động thì Người sử dụng lao động có thẩm quyền ký kết
hợp đồng lao động bao gồm:
- Người đại diện theo pháp
luật quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo
pháp luật ủy quyền đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
- Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc người được người
đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt
động theo Luật hợp tác xã;
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc người được
người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức ủy quyền đối với cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có sử dụng lao động
làm việc theo chế độ hợp đồng lao động;
- Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ
chức ủy quyền đối với cơ quan, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại điện của nước
ngoài hoặc quốc tế đóng tại Việt Nam;
- Chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng
lao động;
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Như vậy, Luật pháp đã quy định cụm từ: Người sử dụng lao động và
Người lao động để phân biệt một cách rất rõ nét vị trí vai trò và thẩm quyền ký
kết. Trong Công ty thì người đại diện theo pháp luật của Công ty sẽ đại diện
cho Công ty ký kết Hợp đồng lao động với tư cách Người sử dụng lao động. Tùy
từng loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp mà Người đại diện theo pháp
luật có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với Công ty cổ phần), Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Theo đó, Người đại điện theo
pháp luật của Công ty sẽ đại diện cho Công ty thực hiện ký kết Hợp đồng lao động
với vai trò Người sử dụng Lao động.
Xác định rõ thẩm quyền ký kết Hợp đồng lao động nhằm xác định đúng
chủ thể ký kết đảm bảo hiệu lực thực hiện và tránh tranh chấp là việc làm hết sức
quan trọng và cần thiết.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ
Hoạt động Đấu thầu và Đấu giá là những hoạt động diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và cả các cá nhân liên quan trong đời sống xã hội. Tuy nhiên thời gian qua có nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức, cá nhân có sự nhầm lẫn căn bản về hai khái niệm và hoạt động này.
|
HẠN CHẾ THỜI GIAN LÀM THÊM VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và thay thế cho một loạt Nghị định như: Nghị định 195/CP ngày 31...
|
CÁC GIẢI PHÁP KHI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ BIẾN ĐỘNG
Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hoá, biến động tỷ giá là vấn đề thường xuyên xẩy ra và khó tránh khỏi. Phán đoán thị trường và đưa ra dự đoán là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp
|
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao...
|
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG DOANH NGHIỆP
Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta...
|
Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu Công ty là yếu tố phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thương nhân cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc có các thông tin tương đồng nhau. Vì vậy xây dựng một thương hiệu tốt luốn gắn liền với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tránh sự xâm phạm của những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
|
Tranh chấp về đầu tư được giải quyết ở đâu?
Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư
|
Tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư
Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin được tư vấn về vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư như sau:
|
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi
|
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh về các vấn đề:
|