Hiểu về công nợ thế nào cho đúng? Quản lý những khoản nợ ra sao? Thu hồi bằng cách nào để vừa được việc mà vẫn hợp pháp và đặc biệt là không làm “sứt mẻ” mối quan hệ làm ăn lâu dài với đối tác?...Để giải quyết được các vấn đề đó đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng giải quyết. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra một số phương pháp nhằm giúp thu hồi nợ một cách khéo léo.
1. Sử dụng thư, công văn đòi nợ (hoặc yêu cầu thanh toán)
Việc nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp nhau trực tiếp trên thực
tế đúng là hiệu quả hơn, nhưng trong một số trường hợp, chúng ta chưa thể sắp
xếp được cuộc hẹn, và chính trong những trường hợp đó, chúng ta phải soạn thảo
những bức thư “đòi nợ” sao cho hiệu quả nhất
- Mục đích viết thư đòi nợ: Trên thực tế chỉ 10% đối tác quyết
định trả nợ doanh nghiệp bạn khi bạn gửi thư đòi nợ. Tuy nhiên để thu hồi khoản
nợ khó đòi thì đây cũng là một tỷ lệ không nhỏ để chúng ta thực hiện phương
pháp này. Ngoài ra thư đòi nợ còn là căn cứ để doanh nghiệp khởi kiện,
xác định thời hiệu khởi kiện cũng là căn cứ để tạo lợi thế trong việc
giải quyết tranh chấp sau này.
- Nội dung thư đòi nợ: Thư viết cho chính khách nợ,
tránh cho khách nợ cảm giác thư được viết theo một công thức có sẵn, viết ngắn
gọn, không viết thư bằng giấy màu nhằm tạo tình chất nghiêm túc cho bức thư.
Viết thư bằng giấy dày, trơn, tránh phân đoạn văn bản bằng chữ in đậm và đừng
mắc lỗi khi viết tên khách hàng
2, Sử dụng đàm phán để thu hồi nợ hiệu quả
Quá trình đàm phán thu hồi nợ có thể được chia làm nhiều giai
đoạn. Tùy từng giai đoạn chúng ta sử dụng các kỹ năng đàm phán khác nhau. Để
đàm phán mạng lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham khảo một số kỹ năng sau:
- Giai đoạn thăm hỏi: Khi đến hạn thanh toán mà khách nợ vẫn “im
hơi lặng tiếng” chúng ta có thể gọi điện, gửi mail hoặc thư, đánh tiếng rằng
công ty có chính sách tài chính chặt chẽ và khách nợ cần tôn trọng. Việc thăm
hỏi này được thực hiện trên tinh thần nhắc nhở nhẹ nhàng và thông cảm với sự
chậm trễ của khách nợ, đồng thời gia hạn một thời điểm thanh toán cụ thể
(thường trong 1 tuần).
- Giai đoạn Nhắc nhở: Sau khi đã gia hạn thêm, nhưng khách
nợ vẫn chưa chịu thanh toán, chúng ta có thể nhắc nhở ở mức độ mạnh hơn. Nhưng
vẫn nên tỏ ra thiện chí, tin tưởng vào khách nợ.
- Giai đoạn Cảnh cáo: Nếu khách nợ vẫn tiếp tục thất hẹn, chúng
ta cần thể hiện thái độ đòi nợ nghiêm khắc hơn, có thể cho ra những hậu quả nếu
khách nợ không thanh toán. Lần này, chúng ta nên đề nghị họ cam kết thanh toán
bằng văn bản. Bước thực hiện này đòi hỏi phải thật khéo léo và khôn
ngoan.
Nếu khoản nợ quá lớn, giải pháp viết thư, gọi điện có thể không
hiệu quả. Đại diện doanh nghiệp nên gặp riêng khách nợ để đòi nợ. Đây cũng là
ta tìm hiểu nguyên nhân, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của họ. Một số
doanh nghiệp, sau khi nắm rõ tình hình của khách nợ, đã cùng tham gia, hỗ trợ
hộ trong việc xử lý hàng tồn kho. Nhờ đó, doanh nghiệp thu được nợ và không
phải sống trong nỗi lo "làm sao để có cách đòi hiệu quả?"
Nếu khách nợ vẫn chây lì, đã đến lúc doanh nghiệp của chúng ta
phải tỏ thái độ đòi nợ dứt khoát. Kèm theo đó là những thông báo về khả năng
đưa vụ việc ra tòa.
Đứng trước hàng loạt những khúc mắc, chưa biết tháo gỡ từ
đâu. Nhưng với lòng yêu nghề và tận tâm với công việc, nhân viên thu hồi nợ cần
chủ động đến tận nơi tìm hiểu nguyên nhân tại sao khách chưa thanh toán, cố
gắng thu thập thông tin đầy đủ nhằm chuẩn bị cho việc thu hồi nợ tốt nhất có
thể cho từng trường hợp.
Ngoài những yếu tố trên, Một nhân viên quản lý và thu hồi công
nợ chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời mà
còn phải có khả năng ngăn ngừa, triệt tiêu những rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến
nợ xấu, nợ khó đòi. Để làm được điều này, anh ta một mặt phải biết “nắm đằng
chuôi” bằng cách vận dụng những kỹ thuật, kỹ năng, cách thức đặc thù trong quản
lý công nợ, mặt khác phải biết cách ứng xử với từng loại khách hàng khác nhau,
đặc biệt là những biện pháp hướng tới mối quan hệ “cả hai đều thắng” (win -
win).
Nguồn: Trích Tổng hợp TT – BTC TCT (http://ketoantonghop.edu.vn)
Công ty Luật TNHH Quốc tê Hồng Thái và Đồng nghiệp đặc biệt cung cấp và đã có nhiều kinh nghiệm thực
tiễn trong lĩnh vực dịch vụ Tư vấn và thực hiện đàm phán thương lượng,
tố tụng tại tòa nhằm thu hồi công nợ; đại diện giải quyết các tranh chấp với
ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng. Trân trọng!
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ
Hoạt động Đấu thầu và Đấu giá là những hoạt động diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và cả các cá nhân liên quan trong đời sống xã hội. Tuy nhiên thời gian qua có nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức, cá nhân có sự nhầm lẫn căn bản về hai khái niệm và hoạt động này.
|
HẠN CHẾ THỜI GIAN LÀM THÊM VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và thay thế cho một loạt Nghị định như: Nghị định 195/CP ngày 31...
|
CÁC GIẢI PHÁP KHI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ BIẾN ĐỘNG
Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hoá, biến động tỷ giá là vấn đề thường xuyên xẩy ra và khó tránh khỏi. Phán đoán thị trường và đưa ra dự đoán là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp
|
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao...
|
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG DOANH NGHIỆP
Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta...
|
Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu Công ty là yếu tố phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thương nhân cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc có các thông tin tương đồng nhau. Vì vậy xây dựng một thương hiệu tốt luốn gắn liền với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tránh sự xâm phạm của những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
|
Tranh chấp về đầu tư được giải quyết ở đâu?
Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư
|
Tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư
Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin được tư vấn về vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư như sau:
|
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi
|
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh về các vấn đề:
|