Câu hỏi: Hiệp Hội tại
công ty tôi vừa mời tổ chức Họp Đại hội đồng cổ đông và đã bầu 1 ban chấp hành
mới. Tuy nhiên, Chủ tịch cũ của Hiệp Hội công ty tôi lại không bàn giao con dấu
cũng với 1 số giấy tờ liên quan khác. Điều này làm cho Ban Chấp Hành của Hiệp Hội
công ty tôi cảm thấy vô cùng khó xử, tạo nên sự bất tiện trong việc hoạt động của
Hiệp Hội. Cho tôi hỏi, trong trường hợp Chủ tịch nhiệm kỳ trước cố tình không
trả lại con dấu cho Ban Chấp Hành mới thì có vi phạm pháp luật không? Và phải xử
lý trong trường hợp này như thế nào?
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn
đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Hồng Thái và Đồng Nghiệp. Về câu hỏi của bạn,công
ty Luật Hồng Thái và Đồng Nghiệp xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý.
- Nghị định 99/2016/NĐ-CP Quy định về quản lý và sử dụng con
dấu.
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
2/ Hành vi chiếm đoạt
con dấu trong các tổ chức, hiệp hội.
- Về hành vi chiếm đoạt con dấu của Cựu Chủ Tịch hiệp hội
thì đã vi phạm vào các Khoản 7 Điều 6 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về Các
hành vi bị cấm trong quản lý và sử dụng con dấu:
“Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
7. Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.”
Chiếm đoạt con dấu
- Về hình thức xử phạt đối với hành vi này: Theo Điều 342 Bộ
luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội chiếm đoạt, mua bán,
tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức:
“Điều 342. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu
hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí
mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;
c) Để thực hiện hành vi trái pháp luật;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, đối với hành vi chiếm đoạt con dấu này thì Cựu Chủ
Tịch có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến
2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạt tù từ 2 năm đến 5 năm khi phạm tội
có tổ chức, thu lợi từ 10 triệu trở lên từ hành vi chiếm đoạt con dấu, dùng
hành vi chiếm đoạt con dấu để thực hiện hành vi trái pháp luật hoặc tái phạm
nguy hiểm. Cùng với đó thì có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Trong trường hợp Cựu Chủ Tịch cố tình chây ì, độc chiếm con
dấu thì Hiệp Hội có thể đề nghị cơ quan đăng ký mẫu con dấu điều tra, xử lý
hành vi vi phạm pháp luật này, nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu xảy ra theo quy
định tại Khoản 6 Điều 20 Nghị Định 99/2016/NĐ-CP.
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ
thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia
của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp
luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân).
D.K
Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân được phép mở TK tại ngân hàng Từ 01/03/2019, Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân được phép mở TK tại ngân hàng |
Chậm nộp giấy tờ kê khai thuế. Việc chậm nộp thuế ở các công ty thường xảy ra. Để tránh những tình trạng này xảy ra, pháp luật nước... |
Từ ngày 11/3/2019, Mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh chính thức được thay đổi Ngày 08/01/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT về việc sửa đổi Thông... |
Doanh nghiệp đăng kí bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản như thế nào? Ngành nghề kinh doanh bất động sản đang hết sức nóng trên cả nước cũng như toàn thế giới. Vì vậy các... |