*
Do bản thân ngân hàng
- Ngân hàng không có đủ thông tin chính xác để phân
tích và đánh giá khách hàng, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án
xin vay hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án
kinh doanh của khách hàng.
- Đạo đức nghề nghiệp không tốt cùng năng lực chuyên
môn của một số cán bộ ngân hàng chưa theo kịp yêu cầu; tiêu cực trong khâu lập
phương án, thẩm định, xét duyệt và theo dõi khoản vay
- Sự lơi lỏng trong công tác thanh, kiểm tra trước,
trong và sau khi cho vay làm cho ngân hàng không phát hiện kịp thời vốn vay đã
sử dụng sai mục đích
- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt dẫn đến
chạy theo qui mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến
chất lượng khoản vay
- Chạy theo thành tích số lượng, chỉ tiêu kế hoạch
mà xem nhẹ chất lượng tín dụng, quá tin vào phương án kinh doanh của khách
hàng.
*
Do bản thân của người đi vay
- Năng lực quản lý kinh doanh hạn chế; nhiều doanh
nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý; qui mô kinh doanh
phình to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến phá sản của các phương án
kinh doanh khả thi lẽ ra nó phải thành công trong thực tế.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch,
yếu kém. Qui mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối; công tác
quản lý tài chính - kế toán tùy tiện, mang tính đối phó dẫn đến thông tin ngân
hàng có được khi lập các bảng phân tích tài chính, đánh giá khả năng trả nợ của
doanh nghiệp không chính xác, chỉ hình thức, không thực tế, sai lệch quá nhiều
và rủi ro xãy ra là đương nhiên.
*
Những nguyên nhân khách quan khác
- Những bất cập trong cơ chế quản lý nhà nước, để
tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu kế hoạch hằng năm, các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước được ưu ái khi vay vốn, có những dự án lớn chỉnh phủ đứng ra bảo lãnh
để vay vốn đầu tư, khi hoạt động bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng chi trả nợ vay
ngân hàng.
- Những nguyên nhân bất khả kháng khác như khủng hoảng
kinh tế, thiên tai, dịch bệnh.
Ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi
cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn,
điều này dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh khoản. Kết quả làm thu hẹp qui mô
kinh doanh, năng lực tài chính của ngân hàng giảm sút, dẫn đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng bị thua lỗ.
Khi một ngân hàng bị rủi ro tín dụng lớn, sẽ ảnh hưởng
đến người gởi tiền làm cho người gởi tiền hoang mang, lo sợ và kéo nhau đến rút
tiền, không những ở ngân hàng bị sự cố mà còn ở những ngân hàng khác, làm cho
toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, nếu tình trạng này
kéo dài dẫn đến hệ thống ngân hàng bị phá sản, gây hậu quả xấu cho nền kinh tế.