Trong quá trình hoạt động kinh doanh có nhiều trường hợp doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh thì chủ doanh nghiệp có thể chọn hình thức tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp. Khi tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện gì, thời hạn tạm ngừng bao lâu và cần thực hiện những thủ tục gì với cơ quan nhà nước?
1. Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là gì?
“Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
2. Điều kiện để được tạm ngừng kinh doanh
2.1 Đối với doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp muốn tiếp tục thực hiện tạm ngừng kinh doanh khi hết thời hạn thì doanh nghiệp phải báo trước chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết hạn tạm ngừng kinh doanh.
2.2 Đối với hộ kinh doanh cá thể
Theo điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Vì vậy, nếu ngừng kinh doanh dưới 30 ngày thì không cần thông báo.
Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh.
3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Theo điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp có thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá 01 năm. Nếu muốn tiếp tục tạm ngừng phải báo cơ quan đăng ký kinh doanh.
Theo điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh cá thể được tạm ngừng hoạt động kinh doanh vô thời hạn.
4. Xử phạt với trường hợp không thông báo tạm ngừng kinh doanh.
4.1 Đối với doanh nghiệp
Căn cứ điểm d khoản 1 điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP doanh nghiệp có thể bị phạt từ 1.000.000đ – 2.000.000đ với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.
Căn cứ điểm a khoản 2 điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP doanh nghiệp có thể bị phạt từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ nếu có hành vi đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
4.2 Đối với hộ kinh doanh cá thể
Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nếu tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn.
Phạt tiên từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo.
Căn cứ điều 42 Nghị định 50/2026/NĐ-CP
5. Thủ tục thực hiện việc thông báo ngừng đăng ký kinh doanh
5.1 Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
1) Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
2) Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng kinh doanh
3) Giấy ủy quyền cá nhân tổ chức thược hiện thủ tục hộ
5.2 Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên
1) Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
2) Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh công ty
3) Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
5.3 Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần
1) Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
2) Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty về việc tạm ngừng kinh doanh;
3) Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
5.4 Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty hợp danh
1) Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
2) Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành viên hợp danh
3) Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
5.5 Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể
1) Thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể theo mẫu do Bộ Kế hoạch đầu tư quy định tại Phụ lục III – 4 Thông tư 02/2019/TT – BKHĐT;
2) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Hộ kinh doanh cá thế.
3) Bản sao giấy tờ nhân thân của chủ thể nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể;
4) Giấy ủy quyền nếu việc thông báo thực tạm ngừng kinh doanh được thực hiện bởi chủ thể không phải người đại diện hợp pháp của hộ kinh doanh.
6. Trình tự thực hiện việc thông báo tạm ngừng hoạt động
6.1 Đối với doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Cá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại mục 5 .Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có một phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ
Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký
Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty
Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.
6.2 Đối với hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể
Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, xin xác nhận và thực hiện công chứng, chứng thực giấy tờ, tài liệu khi cần thiết.
Xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thông báo để chuẩn bị số lượng bộ hồ sơ phù hợp.
Bước 2: Nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể
Các chủ thể nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và cơ quan thuế trực tiếp quản lý ít nhất là trước khi tạm ngừng kinh doanh 03 ngày. Theo khoản 2 điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Cụ thể, các chủ thể phải nộp 01 bộ hồ sơ đến Phòng Tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và 01 bộ hồ sơ đến Chi cục thuế huyện nơi đã đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả thông báo tạm ngừng hộ kinh doanh cá thể
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng Tài chính – kế hoạch sẽ cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh cá thể đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ thông báo đầy đủ và hợp lệ. Theo khoản 2 điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ
Hoạt động Đấu thầu và Đấu giá là những hoạt động diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và cả các cá nhân liên quan trong đời sống xã hội. Tuy nhiên thời gian qua có nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức, cá nhân có sự nhầm lẫn căn bản về hai khái niệm và hoạt động này.
|
HẠN CHẾ THỜI GIAN LÀM THÊM VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và thay thế cho một loạt Nghị định như: Nghị định 195/CP ngày 31...
|
CÁC GIẢI PHÁP KHI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ BIẾN ĐỘNG
Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hoá, biến động tỷ giá là vấn đề thường xuyên xẩy ra và khó tránh khỏi. Phán đoán thị trường và đưa ra dự đoán là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp
|
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao...
|
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG DOANH NGHIỆP
Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta...
|
Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu Công ty là yếu tố phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thương nhân cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc có các thông tin tương đồng nhau. Vì vậy xây dựng một thương hiệu tốt luốn gắn liền với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tránh sự xâm phạm của những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
|
Tranh chấp về đầu tư được giải quyết ở đâu?
Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư
|
Tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư
Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin được tư vấn về vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư như sau:
|
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi
|
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh về các vấn đề:
|